Hậu cháy rừng Úc: Sự trỗi dậy của nhện độc nhất thế giới, khiến nạn nhân chết ngạt trên cạn

Hoa Hướng Dương |

Các chuyên gia đã cảnh báo người dân Sydney về loài nhện mạng phễu Úc, đây là loài nhện gây chết người và cực kỳ nguy hiểm.

Sau những trận cháy rừng diện rộng và kéo dài, nước Úc đang đối mặt với một thách thức không hề nhỏ sau những ngày nắng nóng và ẩm ướt: Nhện mạng phễu Úc!

Hậu cháy rừng: Sự trỗi dậy của loài nhện độc nhất thế giới

Khí hậu ẩm ướt của nước Úc đang khiến cho đất nước này phải đối mặt với một mối nguy hiểm vô cùng đáng sợ: Sự phát triển của nhện mạng phễu Úc hay nhện lưới phễu Úc (Danh pháp khoa học: Atracinae).

Đây được xem là loài nhện độc nhất trên thế giới, thời tiết ẩm theo sau là những ngày nắng nóng chính là điều kiện phát triển hoàn hảo cho lớp Hình nhện. Trong đó, các chuyên gia đặc biệt chú ý tới sự phát triển của loài nhện cực độc này.

Tại Vườn Bò sát Úc, nằm ở Central Coast, cách thành phố Sydney khoảng 50 km về phía Bắc, các nhà khoa học ở đây đã lên tiếng cảnh báo về hiện tượng có tên "bonanza" sẽ xuất hiện thường xuyên trong vài ngày tới.

Có tới hơn 30 loài nhện mạng phễu Úc nhưng trong đó loài nhện mạng phễu Sydney (có tên khoa học là atrax robustus) chính là loài nhện nắm giữ kỷ lục sách Guinness là loài nhện có nọc độc độc nhất trong các loài nhện trên thế giới và chỉ tìm thấy ở gần Sydney.

Hậu cháy rừng Úc: Sự trỗi dậy của nhện độc nhất thế giới, khiến nạn nhân chết ngạt trên cạn - Ảnh 1.

Nhện mạng phễu Sydney. Ảnh: David Nixon

Loài nhện này có thể gây tử vong cho trẻ em trong vài phút hoặc vài tiếng và khiến một người trưởng thành chết trong vòng 24 giờ. Chất độc atracotoxin của nhện mạng hình phễu Sydne sẽ khiến kích thích hệ thần kinh đến mức cơ thể không thể chịu nổi.

Trong quá trình di chuyển khắp cơ thể, atracotoxin làm tăng huyết áp, khiến hàng triệu túi máu trong phổi nổ tung và gây ra hiện tượng chết ngạt dù nạn nhân đang ở trên mặt đất. 

Chúng cực kỳ phát triển trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt của vùng bờ biển phía Bắc cũng như phía nam cao nguyên Woronora Plateau.

Tiến sĩ Dieter Hochuli, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Integrative Ecology Group của Đại học Sydney cho hay sự hoạt động mạnh của loài nhện này là do sự kết hợp của nhiều nhân tố:

"Những thời gian ấm hơn này trong năm là thời điểm mà những con đực - những kẻ cực kỳ nguy hiểm với con người, lang thang tìm kiếm bạn tình trong đêm".

Hậu cháy rừng Úc: Sự trỗi dậy của nhện độc nhất thế giới, khiến nạn nhân chết ngạt trên cạn - Ảnh 2.

Nhện độc không thể bò qua những chai nhựa hay thủy tinh cao. Ảnh: Arachnoboards

Nọc độc của con đực mạnh gấp 6 lần con cái. Không những thời tiết ẩm ướt mà ngay cả mưa cho đến lũ cũng là những điều kiện thúc đẩy hoạt động của nhện mạng phễu Sydney.

Chuyên gia về bò sát và các loài nhện của Australian Reptile Park cũng cho hay: Loài nhện mạng phễu Úc rất thích là tổ ở khu vực ẩm ướt như gara, trong giày hay khăn ẩm... Do đó, hãy sử dụng bao tay, đồ bảo hộ khi làm việc cũng như kiểm tra giày mỗi buổi sáng.

 Chất kháng độc từ loài nhện độc nhất thế giới

Mặc dù mối nguy hiểm mà loài nhện này mang lại đối với người dân Sydney là không hề nhỏ nhưng bên cạnh đó, chúng cũng được các nhà khoa học nghiên cứu chất kháng nọc độc nhằm cứu sống hàng ngàn con người mỗi năm.

Hậu cháy rừng Úc: Sự trỗi dậy của nhện độc nhất thế giới, khiến nạn nhân chết ngạt trên cạn - Ảnh 3.

Tổ nhện mạng phễu Sydney. Ảnh: Our Wild World

Chương trình nghiên cứu chất kháng nọc độc từ loài nhện mạng phễu Sydney đã bắt đầu từ những năm 1980 và kể từ đó, không có bất cứ ca tử vong nào liên quan đến loài nhện mạng phễu được ghi nhận.

Để chiết xuất chất kháng nọc độc, các chuyên gia trích xuất một chất lỏng như "sữa" ở con đực và tiêm vào một con thỏ. Sau đó sử dụng kháng thể sản sinh từ động vật có vú này để điều chế huyết thanh kháng độc cho con người.

Khi phát hiện loài nhện này trong nhà, các chuyên gia cho biết người lớn có thể bắt giữ chúng bằng cách sử dụng chai lọ thủy tinh hay nhựa vì nhện mạng phễu không thể trèo qua được, sau đó đưa tới Vườn Bò sát Úc để các chuyên gia chiết xuất chất kháng nọc độc.

Trong trường hợp bị cắn, bạn cần giữ bình tĩnh và sử dụng kỹ thuật cố định áp lực (pressure immobilisation bandage) rồi nhanh chóng tới bệnh viện gần nhất nhanh nhất có thể.

Nguồn dịch: Theguardian, Sciencealert, Australianmuseum

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại