Ngày 12/4, đoàn xe của Hành trình Từ Trái Tim do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng đã di chuyển gần 300km đường đồi núi gập gềnh từ TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) về xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè (Lai Châu).
Đây được xem là một trong những điểm đến xa nhất của vùng núi Tây Bắc. Từ trung tâm thị trấn huyện phải chạy thêm khoảng 30km nữa mới tới xã. Con đường độc đạo dẫn vào đây vô cùng gian nan khi đổ dốc quanh co từ đỉnh xuống chân núi, có nhiều khúc cua gấp nguy hiểm, một bên núi, một bên vực sâu thăm thẳm. Chưa kể đến là mặt đường bong tróc, 2 bên sạt lở nhiều đất đá.
Đoàn xe của Hành trình Từ Trái Tim khởi hành lúc 5h sáng, đi liên tục trong vòng 8 giờ. Để di chuyển theo đường chim bay chỉ khoảng 1km, đoàn xe phải vòng qua 2 ngọn núi dài hàng chục cây số.
Con đường dẫn vào xã và đồn biên phòng xa xôi đến độ Hành trình Từ Trái Tim là đoàn xe đầu tiên và duy nhất không mang yếu tố công việc đến thăm các chiến sĩ và người dân bản Thò Ma (bản gần sát đồn biên phòng Pa Vệ Sử).
Cận cảnh một quãng đường gian khó và hiểm nguy để vào Pa Vệ Sử.
Cuộc sống ở xã nghèo nhất nước, nơi trẻ em phải đi bộ 20km mới tới trường
Xã Pa Vệ Sử thuộc vùng biên giới Việt - Trung là nơi nghèo nhất của huyện Mường Tè - huyện nghèo nhất ở Lai châu và cũng là huyện nghèo nhất cả nước. 94% dân số là người dân tộc La Hủ, 4% là dân tộc Mảng. Cả 2 đều là nhóm dân tộc thiểu số thuộc diện bảo tồn của nhà nước, mỗi tháng đều được cấp gạo cứu đói.
Có mặt ở xã vào lúc 1h chiều, dù khoảng thời gian này mới là đầu hè nhưng khắp mảnh đất Pa Vệ Sử đều nắng nóng gay gắt, gió Lào thổi khô rát cháy da. Dọc đường đi, tụi con nít hầu hết đều chạy chân đất, đầu trần, nhiều em còn không mặc quần áo, đứng ngơ ngác giữa trời nóng đổ lửa.
Thiếu tá Đinh Quang Học (công tác tại đồn biên phòng Pa Vệ Sử) chia sẻ, người dân ở đây quanh năm chỉ cấy 1 vụ lúa. Nông sản, vải vóc đều được sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp nhưng hầu như là không đủ. Chẳng riêng mùa nắng nóng trẻ nhỏ mới không mặc quần áo mà ngay cả khi trời lạnh thấu da, đám con nít vẫn hồn nhiên không một manh áo che thân chạy chơi ngoài đường.
Đói khổ đã khiến nhiều em nhỏ còi cọc, đen nhẻm nhưng hầu như các em không ý thức hết sự khó khăn của mình. Trong đôi mắt trong veo của tụi nhỏ vẫn ánh lên nét hồn nhiên, vô lo vô nghĩ. Có lẽ bởi một một phần, cuộc sống ở đây bị giới hạn bởi những dãy núi cao trùng điệp, một phần vì sự thiếu thốn của ánh sáng tri thức.
Thiếu tá Học cho biết, cả xã mới có 3 người tốt nghiệp cấp 3, còn lại hầu hết các em nhỏ chỉ đi học để xóa mù chữ dù nhà nước đã cấp kinh phí và lo mọi chi phí ăn ở. "Điều kiện đi học của tụi nhỏ khó khăn lắm, có em phải đi bộ 20km mới tới trường", Thiếu tá Học nói. Vì đi lại vất vả nên học sinh phải học bán trú liên tục từ thứ Hai đến thứ Sáu. Chiều cuối tuần các em đi bộ về nhà và chiều Chủ nhật lại đi bộ trở lại trường.
'Một cuốn sách hay có thể giúp hàng trăm người qua vài thế hệ thay đổi cuộc sống'
Học sinh ở đây không chỉ nghèo về vật chất mà còn thiếu thốn đủ mọi thứ nhưng lúc nào cũng muốn biết, muốn học những điều mới lạ hơn ngoài trang sách giáo khoa.
Cô giáo Nông Thanh Lan (công tác tại trường Tiểu học Thò Ma) kể, trong bữa cơm hàng ngày ở trường, các em chỉ được ăn cơm với chút cá mắm hoặc ít đậu phụ trộn thịt, hay một vài quả trứng. Ngày nắng hay mưa, các em hầu như đều đi chân đất đến trường. Tới mùa tuyết rơi trên đỉnh núi, nhiều em vẫn phong phanh manh áo cộc đi học.
Bữa ăn kham khổ là thế, con đường đi học xa xôi, khổ cực nhưng học sinh đều rất chăm chỉ. Ở dưới xuôi, có nhiều em nhỏ chán ngán việc đến lớp còn ở trường Tiểu học Thò Ma, mỗi ngày đi học đều là một ngày vui rộn rã. Ít ra được tới lớp, các em cũng không cần lên nương rẫy trồng ngô, trồng lúa và được sống với những ước mơ mà với chúng thật sự là điều gì đó lớn lao, vĩ đại.
"Các em rất thích học những thứ không có trong sách giáo khoa như được dạy vẽ, dạy nhạc, nấu ăn, trồng cây, được đọc truyện tranh, sách vở cung cấp kiến thức khác trên lớp...", cô Lan kể.
"Mỗi lần các em đòi học môn năng khiếu hay đọc một loại sách khác sách giáo khoa, ánh mắt tụi nhỏ lại rực sáng khiến mình cảm thấy xót xa và bất lực vì không thể đáp ứng nổi".
Ở đây việc đọc sách với trẻ nhỏ là điều gì đó rất xa xỉ. Cả quãng đời đi học, chúng chỉ biết đến cuốn sách giáo khoa. Sách trở thành thứ khan hiếm với tất cả mọi người. Ngay cả ở đồn biên phòng của các chiến sĩ, trong tủ sách cũng chỉ chứa ít ỏi đầu sách văn học, pháp luật. Các cuốn sách về khoa học, quân sự, kinh tế, kỹ năng sống... hầu như vắng mặt.
Nhận được những cuốn sách quý do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - ông Đặng Lê Nguyên Vũ cẩn trọng lựa chọn, giáo viên bản Thò Ma cùng các chiến sĩ đồn biên phòng Pa Vệ Sử đều tỏ ra rất vui mừng.
Cô Lan nói: "Nếu Hành trình Từ Trái Tim cũng chỉ ủng hộ gói mì tôm, chai nước, bộ quần áo... như các chương trình từ thiện khác, thì các em chỉ sử dụng vài lần là hết. Việc tặng sách ý nghĩa hơn nhiều, bởi một cuốn sách hay không chỉ cung cấp kiến thức bổ ích cho một em mà còn cho hàng trăm em, qua vài thế hệ".
Qua những câu chuyện trong cuốn Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách hay Nghĩ giàu Làm giàu, Khuyến học... thuộc bộ sách quý đổi đời mà Trung Nguyên Legend trao tặng, cô Lan tin rằng đây sẽ là động lực để các em ham học hơn và mở mang hiểu biết, dám nuôi những giấc mộng làm giàu lớn hơn, vĩ đại hơn trong tương lai.
"Hầu như học sinh không có cơ hội biết về thế giới bên ngoài, không biết ước mơ gì ngoài những điều ước quanh quẩn như: có thật nhiều thóc lúa, được làm cô giáo, bộ đội... Mình hy vọng những cuốn sách như thế này sẽ giúp các em hiểu biết hơn, biết mơ ước nhiều thứ hơn".
Thiếu tá Học nói, sách đối với người dân Pa Vệ Sủ luôn là món quà quý. Dù nhiều người dân bản ở đây không biết đọc sách nhưng hàng tuần, hàng tháng, các chiến sĩ đều tổ chức các chương trình tuyên truyền, truyền tải tri thức lại cho bà con.
Hy vọng với những nỗ lực của Hành trình Từ Trái Tim, bộ đội biên phòng và lòng ham học, ham hiểu biết của học sinh, xã Pa Vệ Sủ một ngày nào đó sẽ trở nên giàu mạnh hơn, không còn những mái nhà sàn liêu xiêu trong nắng gắt hay cảnh những đứa bé trần truồng chạy ngoài trời. Biết đâu đó, khi có ánh sáng tri thức xuất hiện, bóng đen u ám của sự đói khổ sẽ dần vơi đi rồi tắt hẳn trên cùng đất địa đầu Tổ quốc.
"Hành trình Từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 Triệu Thanh Niên Việt" do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng từ năm 2012 đến nay nhằm kiến tạo Khát Vọng Lớn, Chí Hướng Vĩ Đại cho thế hệ Thanh Niên Việt Nam; xây dựng Trí Huệ và sự Minh Triết toàn diện cho 30 triệu Thanh niên Việt thông qua việc trao tặng hàng chục triệu cuốn sách quý đổi đời tới Thanh niên Việt để có sức mạnh tri thức đúng đắn và toàn diện, để từ đó chuyển hóa thành sức mạnh tinh thần, sức mạnh vật chất và sức mạnh thể chất, tạo nên sức mạnh của Quốc gia.
"Tủ sách nền tảng đổi đời" gồm hơn 100 đầu sách quý được CHỦ TỊCH Tập đoàn Trung Nguyên Legend ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ tâm huyết, cẩn trọng tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng ngàn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Tủ sách thấm đẫm tư duy biện chứng, tuần hoàn liên thông từ lập thuyết đến thực hành, hợp nhất tinh hoa của toàn nhân loại để giúp học hỏi toàn diện và đúng đắn về 12 lĩnh vực căn cốt nhất: Khoa Học, Triết Học, Huyền Học, Y Học, Võ Học, Kinh Tài Học, Chính Trị Học, Đạo Đức Học, Xã Hội Học, Mỹ Học, Âm Thanh Học và Ngôn Ngữ Học. Trong đó, 5 cuốn sách "Nghĩ Giàu Làm Giàu", ‘Khuyến Học", "Quốc Gia Khởi Nghiệp", "Đắc Nhân Tâm", "Không Bao Giờ Là Thất Bại – Tất Cả Chỉ Là Thử Thách" là những cuốn sách mở đầu của "Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời".
Từ năm 2018 - 2023, "Hành trình Từ Trái Tim" mong muốn trang bị đến hơn 20 triệu hộ gia đình, mỗi hộ gia đình là một thư viện ánh sáng tri thức toàn diện; từng "Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời" đến 11.085 nhà văn hoá xã; 212 nhà văn hoá quận; 1.642 nhà văn hoá huyện, thị trấn; 1.135 nhà văn hoá phường; thư viện của 713 đơn vị hành chánh gồm: 68 thành phố trực thuộc tỉnh, 50 thị xã, 49 quận và 546 huyện; trang bị toàn bộ hệ thống thư viện các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội,… và 30 triệu thanh niên trên mọi miền Tổ Quốc.
Số lượng sách dự kiến đạt tới trên 200 triệu cuốn, với nguồn lực chi phí cần có là gần 5 tỉ đô la. Trung Nguyên Legend hy vọng và tin rằng, Hành trình sẽ nhận được sự hưởng ứng, hội tụ, đoàn kết, lan tỏa và được tổ chức sâu rộng hơn, rộng khắp hơn trên mọi miền đất nước; cùng sự đồng hành ủng hộ của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, các mạnh thường quân, các nhân vật ảnh hưởng, giới tinh hoa, truyền thông…vì một Chí Hướng Lớn, vì một Khát Vọng Vĩ đại, Khởi Nghiệp Kiến Quốc không chỉ cho 30 triệu thanh niên Việt mà cho mọi gia đình, mọi công dân Việt Nam. Với nguồn lực còn hạn chế về nhân lực, vật lực… nhưng Tập đoàn Trung Nguyên Legend sẽ thực hiện bằng Tâm Thiện Lành và trách nhiệm cao nhất.
Đến nay, "Hành trình từ Trái Tim – Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt" đã có sự đồng hành của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Quốc phòng, Trung ương Đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (2012-2017)…cùng nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các nhân vật ảnh hưởng trong nước và quốc tế; cùng các cơ quan truyền thông: Một Thế Giới, Thanh Niên, Soha, Tiền Phong…Hành trình đang tiếp tục tổ chức các chương trình hoạt động dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên quân đội…tại hệ thống các trường Đại học, Học Viện, Cao đẳng, phổ thông trung học; hệ thống các nhà thư viện, nhà văn hóa… trên khắp cả nước và vùng biển đảo xa xôi nhất của tổ quốc.
Thông tin chi tiết về ‘Hành trình từ Trái tim - Hành trình Lập Chí Vĩ Đại - Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho 30 triệu Thanh niên Việt" liên tục được cập nhật tại www.hanhtrinhlapchividai.com hoặc https://www.facebook.com/lapchividai
Triệu con tim chung một tấm lòng, vì khát vọng một Việt Nam hùng mạnh và ảnh hưởng toàn diện thế giới!