Peru là một quốc gia nhỏ nằm ở khu vực châu Mỹ La-tinh với nguồn kinh tế chính dựa vào khai mỏ, chế tạo, nông nghiệp và ngư nghiệp, thế nhưng đất nước này lại được Ngân hàng Thế giới xếp loại là nền kinh tế lớn thứ 52 thế giới năm 2011 và lớn thứ 7 khu vực Mỹ Latin.
Lý do cho điều này là Peru có một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng độc đáo: Phân chim!
Peru là cường quốc làm giàu nhờ phân chim
Một cảnh khai thác phân chim ở Peru. Ảnh: Fun Spout
Peru có rất nhiều hòn đảo là nơi sinh sống của rất nhiều loài chim, do lượng cá rất lớn ở các hòn đảo này đã giúp thu hút nhiều loài chim tới và định cư lại, môi trường thuận lợi đã giúp chúng sinh sôi phát triển đến nỗi lượng chim đã bao phủ khắp đảo với mật độ 2 triệu con/m²!
Nhưng điều quan trọng ở đây chính là những gì mà những con chim để lại trên mặt đất, lượng phân chim tích lũy lâu năm dần tích lũy thành đống cao, có độ dày lên tới 70m!
Công việc khai thác được làm thủ công. Ảnh: Taringa!
Mặc dù người dân bản địa đã biết khai thác phân chim làm phân bón từ rất lâu (người Incas) nhưng do hạn chế về nhận thức và giao thông đường biển nên việc khai thác này còn mang tính nhỏ lẻ cho tới thế kỷ 19, khi người Âu Mỹ tới đây bằng tàu viễn dương.
Nhiều loại chim sống trên các hòn đảo Peru. Ảnh: Jeff's Travels
Nền cách mạng công nghiệp đã làm cho các cường quốc Âu Mỹ như Tây Ban Nha, Bolivia và Chile bành trướng khắp thế giới để tìm các nguồn tài nguyên đáp ứng sự phát triển công nghiệp của mình, phân bón từ Peru vì thế mà tạo nên một cơn sốt khắp châu Âu.
Không khó khăn như khai thác kim cương, vàng, than đá, dầu mỏ... Người dân Peru chỉ cần sử dụng chính đôi tay và các dụng cụ thô sơ để khai thác "mỏ vàng" của mình, trong quá khứ con người còn lấy nitrat từ phân chim để làm thuốc súng.
Nửa thế kỷ của công nghiệp khai thác phân chim đã biến Peru từ một nước nghèo trở thành trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất châu Mỹ La-tinh, người Trung Quốc xa xôi thậm chí còn bị hấp dẫn bởi "mỏ vàng" này mà vượt biển sang châu Mỹ.
Nô lệ Trung Quốc từng tới Peru để khai thác phân chim. Ảnh: Kknews
Lực lượng lao động hùng hậu từ người Peru, người nước ngoài (Âu Mỹ, Trung Quốc...) đã nhanh chóng làm cho nguồn tài nguyên trời ban dần cạn kiệt, ngày nay việc khai thác thứ phân chim từng được ví như vàng đã không còn náo nhiệt như trước.
Sự xuất hiện của con người còn đe dọa tới môi trường sống tự nhiên của các loài chim nên chính phủ nước này đã hạn chế việc khai thác gây xáo động lớp địa tầng vốn có ý nghĩa khoa học rất lớn và tiến hành bảo vệ các loài chim có nguy cơ tuyệt chủng.
Hãy cùng theo chân nhiếp ảnh gia Ernesto Benavides người Peru trên chuyến hành trình khám phá vùng đất từng được ví như các mỏ "vàng nâu" này:
Benavides ngồi trên chiếc thuyền của những người khai thác phân chim để khám phá các hòn đảo này. Ảnh: Ernesto Benavides
Khi con thuyền của Ernesto Benavides tiến gần tới hòn đảo nhỏ hẻo lánh cách xa bờ biển Peru, mọi thứ dần trở nên rõ ràng hơn rằng ông đang đi vào lãnh địa của những loại chim. Hàng ngàn con chim tập trung ở các lớp địa hình bánh xếp trên hòn đảo,
Những tiếng kêu lộn xộn chói tai của chúng đã át cả tiếng động cơ của con thuyền, điều tiếp theo mà ông cảm nhận được chính là mùi phân chim: "Mọi thứ đều có mùi của phân chim, chúng rất chua", nhiếp ảnh gia Peru hồi tưởng lại sau đó.
Từ phía xa, Benavides đã thấy những con chim bay lượn theo hình xoắn ốc trên hòn đảo. Ảnh: Ernesto Benavides
Tuy công nghiệp khai thác phân chim không còn náo nhiệt như trước kia vì giá trị của chúng đã không còn như trước sau khi phân hóa học tổng hợp ra đời, nhưng yếu tố lịch sử đã lôi kéo Benavides tìm đến rất nhiều hòn đảo chim như Macabi hay Chinchas.
Có rất nhiều loại chim sống trên hòn đảo Peru. Ảnh: Ernesto Benavides
Những hòn đảo nổi tiếng này là một phần của 22 hòn đảo nhỏ khác xung quanh bờ biển Peru từng là nơi khai thác phân chim lớn nhất thế giới, trong đó đảo Chinchas có tới 21.000 tấn phân chim được khai thác mỗi năm, Benavides cho hay.
Có tới 4 triệu con chim đang sinh sống khắp các hòn đảo của Peru, trong đó những loài chim sản xuất phân chính là chim cốc (Guanay Cormorants), Bồ nông Peru (Peruvian Pelicans), chim Sula variegata (Peruvian Boobies).
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế - IUCN), trong khi bồ nông và chim Sula variegata là những loại chim có số lượng ổn định thì chim cốc đã ở mức gần bị đe dọa.
Mật độ chim vô cùng lớn trên hòn đảo. Ảnh: Ernesto Benavides
Việc khai thác quá đà đã khiến nguồn tài nguyên "vàng nâu" này bị cạn kiệt, chỉ từ năm 1840 đến 1870, ước tính đã có tới 12 triệu tấn phân chim được khai thác, hiện nay độ dày phân chim chỉ còn lại vài mét (so với gần 70m trước đây).
"Peru có nguồn tài nguyên tự nhiên rất "giàu có" nhưng chúng tôi lại rất "nghèo nàn" trong việc làm thế nào để quản lý chúng". Benavides nói. Rất may là chính phủ đã nhận thức được điều này và tiến hành các dự án bảo vệ các đảo chim khỏi sự khai thác quá mức.
Các nhà cầm quyền của các hòn đảo đã tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ loài chim, giúp chúng không bị tác động tiêu cực từ người lấy phân chim như cấm sử dụng máy móc hay ở lại hòn đảo quá lâu.
Những công nhân khai thác phân chim. Ảnh: Ernesto Benavides
Mặc dù nỗ lực này đã giúp cho lượng phân chim tích lũy dày hơn nhưng không ai tin rằng độ dày này sẽ được khôi phục như thế kỷ trước do số lượng chim đã bị giảm sút đáng kể từ hoạt động khai thác cá quá mức của con người.
Nhiều loại chim còn trở thành mục tiêu bị săn trộm để lấy thịt hay trứng: "Hiện nay, có ít phân chim hơn bởi vì không còn nhiều chim như trước nữa" Benavides nói. Ông cho biết đây là lý do mà việc bảo vệ hòn đảo là vô cùng quan trọng.
Chính phủ thậm chí thuê người bảo vệ các hòn đảo chim. Nó không chỉ có ý nghĩa với ngành công nghiệp khai thác phân chim mà còn giúp loài chim ở đây khôi phục số lượng và phát triển như trước chúng đã từng.
Việc khai thác phân chim đều được làm thủ công. Ảnh: Ernesto Benavides
Khai thác phân chim cũng là một công việc gian khổ đầy khắc nghiệt
Trong quá trình trải nghiệm cùng với những công nhân khai thác phân chim ở các hòn đảo của Peru, nhiếp ảnh gia Benavides còn cho biết cách thức mà các công nhân ở đây thực hiện để thu hoạch phân chim.
Họ dùng các dụng cụ cầm tay như xẻng để xúc đầy các bao tải, sau đó chuyển tới một cái sàng lớn có tên "El Elefante" hay còn gọi là "elephant" (con voi) để lọc kích thước và hình dạng phân chim khỏi xương, đá, các mảnh vụn, tạp chất khác.
Các công nhân thường sẽ sử dụng khăn vuông quàng cổ (handkerchief) để trùm kín phần mặt, nhất là mũi và miệng để không hít phải bụi nhỏ li ti cũng như tránh mùi hôi từ phân chim.
Các công nhân chất đầy bao tải phân chim. Ảnh: Ernesto Benavides
Sau quá trình lọc, phân chim lại được chất đầy các bao tải khác để chất đống lại gần bờ biển để chuyển xuống các xuồng nhỏ đậu gần đó, cuối cùng người ta sẽ dùng dây thừng để buộc chúng lại với nhau, Benavides gọi các con thuyền này là "train of boats".
Cuối cùng sẽ là hành trình lênh đênh trên biển nhiều giờ đồng hồ trước khi các bao tải phân chim này được cập đất liền vào buổi chiều.
Các bao tải phân chim được chất đống lại. Ảnh: Word
Dù chỉ mới trải nghiệm thực tế có một vài ngày nhưng nhiếp ảnh gia người Peru có thể cảm nhận được sự vất vả của các công nhân và tính chất công việc trên đảo:
"Toàn bộ nơi đây là đầy những hố, hầm khai thác bị đào lên, đầy bọ chét, hàng ngàn con chim thì bay lượn trên đầu bạn", Benavides cho rằng: "Đây là một điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt".
Lucio Elio Portal Chiquian, 57 tuổi, một công nhân khai thác phân chim lâu năm. Ảnh: Ernesto Benavides
Chẳng thế mà nửa thế kỷ trước, công việc này vốn dành cho tù nhân và nô lệ Trung Quốc, nhiều người trong số đó đã bỏ mạng trên các hòn đảo chim. Ngày nay, công việc này dành cho những người sống ở các cao nguyên.
Họ đi thuyền tới hòn đảo khi sáng sớm và quay về đất liền chiều hôm đó, do công việc này có thể kiếm được vài trăm đô la mỗi tháng, gấp nhiều lần các công việc khác mà họ có thể làm ở nhà nên dù vất vả và khổ cực, đây vẫn là công việc hấp dẫn.
Các công nhân khai thác phân chim đang sàng lọc phân chim. Ảnh: Ernesto Benavides
Công việc càng trở nên thách thức hơn trong những ngày nắng nóng chang chang hay mưa lớn, sóng bão, những công nhân khai thác phân chim rất tự hào vì công việc của mình.
Bên cạnh những tác động tới từ con người, biến đổi khí hậu cũng là một trong những mối đe dọa tới sự phát triển bền vững của các "vương quốc chim" này.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Audubon, Yaffle53, Independent