Sự vào cuộc của trường luật
Năm 2012, sau cuộc bỏ phiếu điều chỉnh Luật bất quá tam tại bang California và sự vào cuộc của một nhóm nghiên cứu về tội phạm của Trường Luật Stanford, có khoảng 3.000 tù nhân chịu án chung thân đã được đề nghị phóng thích.
Cho đến nay, gần 2.300 người đã được trả tự do. Nhiều người trong số đó là phạm nhận bị kết án chung thân vì những vi phạm khá nhỏ.
Sau cuộc bỏ phiếu điều chỉnh Luật bất quá tam tại bang California và sự vào cuộc của một nhóm nghiên cứu về tội phạm của Trường Luật Stanford, có khoảng 3.000 tù nhân chịu án chung thân đã được đề nghị phóng thích.
Dự án nghiên cứu Luật bất quá tam của Trường Luật Stanford (từ sau gọi tắt là Dự án) đã lập nên những căn nhà tạm cho những tù nhân được phóng thích. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, những tù nhân sau khi được trả tự do không tìm đến đó - họ đi lang thang.
Vì thế dự án này thuê Carlos và Roby lái xe tới nhà tù ở khắp các bang để “đón” họ về.
Hành trình gian nan phục hồi kỹ năng sống
Đến nay, Carlos và Roby hay nói đúng ra là Chương trình đưa tù nhân về nhà của ARC đã thực hiện khoảng ba chục chuyến đưa đón như vậy.
Họ phải dậy sớm và chạy xe hàng giờ đến các thành phố có nhà tù ở những vùng sa mạc hay vùng ven biển xa xôi để đợi đón những tù nhân được phóng thích. Sau đó, hai người sẽ ở bên những tù nhân vừa được phóng thích cả ngày.
Carlos và Roby, những “ông thầy” dạy kỹ năng sống bất đắc dĩ.
Carlos và Roby sẽ chở họ đi ăn uống, mua quần áo, tư vấn, trò chuyện, gọi điện cho gia đình họ hoặc làm cho họ ngạc nhiên bằng trò “kỳ diệu” là truy cập hình ảnh con cháu của họ trên facebook hay chỉ ngồi im để cho họ bớt căng thẳng.
“Cuộc trò chuyện với những người hoàn toàn xa lạ đang phải trải qua khủng hoảng đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ”, Roby nói.
Julio Acosta, một tù nhân được tạm tha vào năm 2013 sau 23 năm thụ án, bảo Carlos và Roby dừng xe để ăn sáng gần nhà tù và những gì diễn ra sau đó cứ như chuyện đùa vậy.
“Anh ta hành xử như thể vẫn đang ở trong nhà ăn của nhà tù, trố mắt nhìn bộ dao nĩa kim loại cứ như thổ dân Aztec nhìn vào mũ bảo hiểm của Cortez vậy”, Carlos kể lại.
Mãi rồi khi Acosta đứng lên và đi vào phòng nơi Corlos và Roby đang ngồi, một người đàn ông từ đó bước ra và hỏi Julio: “Thế nào ông bạn?”, Julio trả lời: “Tốt”.
Nhưng nếu Acosta vô tình va vào một cô hầu bàn, chạm vào chiếc khay trên tay cô ta và làm hỏng các món ăn thì điều gì sẽ xảy ra?
Chuyện gì sẽ đến nếu người đàn ông kia trừng mắt nhìn anh ta, thay vì chào hỏi anh ta, hay tống anh ta xéo đi chỗ khác cho rảnh mắt?
Bên trong phòng ăn của nhà tù Theo Lacy.
Ann Jacobs, Giám đốc Viện Nghiên cứu việc tái hoà nhập của tù nhân thuộc Trường ĐH Luật hình sự John Jay cho biết chỉ một việc nhỏ nhặt nhất cũng khiến những tù nhân mới được phóng thích cảm thấy “như thể đang bị lột trần trước đám đông và họ kém cỏi”.
Những tình huống đó khiến họ sợ hãi, mất tự tin và khó khăn khi hòa nhập với cuộc sống bình thường. Carlos và Roby đã phải học cách ứng phó với những người vừa mãn hạn tù, một việc làm mới mẻ đầy nguy hiểm.
Họ cố gắng làm cho những tù nhân này cảm thấy những thay đổi trong cuộc sống không có gì đáng sợ, thậm chí còn vui nữa.
Ngay Carlos và Roby lúc mới được phóng thích cũng gặp khó khăn nhưng họ đã gặp may khi ông Michael Romano, Giám đốc dự án, bảo họ đến nhà ông ở San Francisco.
Ông định bụng đưa hai người ra ngoài đi ăn tối để tìm hiểu thêm về họ cũng như để họ làm quen với cuộc sống bên ngoài hơn nhưng sau đó, ông đổi chiến thuật. Carlos và Roby sẽ ở nhà ông đến quá nửa đêm và ngủ trên sofa.
Nằm ở đó, họ cảm nhận được nhiều điều khác lạ. Cả hai đều vừa mới được phóng thích mà lại được mời đến ngủ tại nhà của một luật sư da trắng vào nửa đêm trong khi vợ và hai đứa con nhỏ của ông ấy ngủ trên lầu.
“Điều đó đã thực sự làm thay đổi mọi thứ. Nó làm thay đổi quan điểm của chúng tôi về cái cách mà mọi người thường nhìn tù nhân mới ra trại”, Carlos nhớ lại.
Nhưng có mấy người gặp may như Carlos và Roby.
Carlos cùng vợ và con gái.
“Tôi phải mất một lúc lâu mới đọc được thực đơn”, Dale Hammock kể.
Ông phải lẩn vào một góc trong một nhà hàng ăn của hệ thống nhà hàng ăn Denny gần nhà tù, một nhà hàng đông người, ồn ào mà một người Mỹ bình thường ai cũng biết để đọc thực đơn.
Tuy nhiên, ông lẫn lộn thực đơn buổi sáng và buổi trưa, thực đơn thường và thực đơn đặc biệt.
Chưa kể bữa ăn đầu tiên sau một thời gian dài thụ án là một “lễ kỷ niệm” đầy căng thẳng: đồ ăn ngoài đời có mùi vị lạ đối với tù nhân.
Carlos và Roby tiếp tục thử thách kỹ năng sống của Hammock khi đi mua đồ.
Hammock lựa được hai cái quần jean rồi họ quay qua mua áo sơ mi, đồ lót, tất, mấy thứ dao cạo râu có tên nghe như thể máy bay phản lực chiến đấu: Schick Xtreme, BIC Hybrid Advance 3.
Roby đưa Hammock lên một thang cuốn để xem Hammock sẽ xoay xở như thế nào. Đó cũng là phương pháp mà dự án đưa ra để “thử thách” khách hàng sau thời gian họ ở quá lâu trong tù.
“Cầm lấy và quẹt”, Boby nói với Hammock, đưa cho ông ta cái thẻ tín dụng. Hammock quẹt cẩn thận, mặt hướng về phía camera của Roby (Roby quay để báo cáo bằng hình ảnh cho dự án). Không đạt.
“Tôi nghĩ ông làm nhanh hơn bình thường”, Roby nói. Hammock quẹt lại. Máy vang lên một tiếng bíp: thành công.
Khó khăn khi đối mặt với các thủ tục hành chính
Carlos và Roby đưa Hammock đến Tổ chức Hữu nghị, nơi có khu ký túc xá dành cho khách hàng của dự án. Người ra đón là Stanley Bailey, có nhiệm vụ giúp sắp xếp chỗ ở cho Hammock.
Bailey từng là một người mẫu có tiếng, năm nay 53 tuổi, nghiện ma tuý lâu năm và đã từng bị đi tù 25 năm.
Carlos từng đón Bailey từ nhà tù liên bang ở Ironwood hồi tháng 10 năm ngoái. Giờ ông làm công việc diễn thuyết về pháp luật hình sự tại tổ chức phi lợi nhuận và các trường đại học, nói chung là miệt mài làm việc với mục tiêu xin được giấy phép lái xe ô tô.
Sau một hồi trò chuyện, Carlos và Roby ghi số điện thoại của mình lên một tờ giấy, đưa cho Hammock rồi nói tạm biệt. Hammock ôm chầm từng người và nói cám ơn với hai người. Bailey theo Carlos và Roby ra tiền sảnh để tranh thủ trao đổi một vấn đề riêng tư.
Sáng sớm hôm đó ông gọi điện cho Carlos để được tư vấn. Sự thật là Bailey đang đấu tranh với nỗi chán chường. Mặc dù được mọi người nhắc tới như một tấm gương về tái hoà nhập thành công nhưng hoàn cảnh của ông thật đáng ái ngại.
Đến nay, Carlos và Roby hay nói đúng ra là Chương trình đưa tù nhân về nhà của ARC đã thực hiện khoảng ba chục chuyến đưa đón tù nhân vừa ra trại.
Ông luôn cố “đi đúng đường”, tình nguyện làm những công việc phi lợi nhuận và hiện có việc làm ở một công ty vận tải. Tuy nhiên, ông chỉ có thể quét dọn hay làm những việc vặt vãnh khác chứ không có quyền điều khiển xe.
Bailey đã cố tìm bản sao giấy khai sinh hàng tháng trời vì nếu không có nó thì ông không thể xin được những thứ giấy tờ khác như giấy căn cước, xin trợ cấp của nhà nước hay xin đi học nghề.
Tất cả những công việc mà ông đang làm đều không công. Ông không biết chắc ngày mai của mình sẽ ra sao.
Mặc dù ông đã có mối quan hệ tình cảm với một người phụ nữ ở bang Colorado, một điều kiện để người ta xem xét phóng thích ông, nhưng ông không được phép rời bang California.
“Nói thật, tôi không tìm kiếm một cái gì to tát từ cuộc đời này”, Bailey tâm sự. “Tôi chỉ muốn được nhớ tới nhiều hơn trước đây”. Carlos dúi vào tay Bailey một ít tiền và tạm biệt.
Đêm đó, nhân danh Bailey, Carlos bắt đầu gửi thư điện tử đến mọi người, trong đó có cả lãnh đạo dự án và ARC, đề nghị họ xem xét thuê Bailey thỉnh thoảng lái xe cùng với anh và Roby.