Nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh hành không chỉ được sử dụng như gia vị mà còn là một loại kháng sinh thực vật có nhiều ứng dụng trong y học. Người Ai Cập Cổ đại đã ghi nhận hành có thể làm dịu hơn 8.000 bệnh tật.
Theo Y học cổ truyền, hành có vị cay, ngọt, đậm, tính ấm, nhiều nhựa, hàm lượng vitamin cao hơn, chứa nhiều khoáng chất, có tác dụng giải cảm, diệt khuẩn, hành làm thông khí, khí đẩy huyết, huyết đẩy khí... điều hòa kinh mạch và tạng phủ.
Bảo vệ sức khoẻ trái tim
Thường xuyên ăn hành, cũng giống như tỏi, sẽ giúp hạ thấp nồng độ cholesterol, từ đó giúp ngăn chặn chứng xơ vữa động mạch, tiểu đường và giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.
Tác dụng hữu ích này có được là nhờ hợp chất sulphua, crom và vitamin B6 trong cây hành (các chất giúp ngăn chặn đau tim bằng cách hạ thấp nồng độ Homocysteine-yếu tố gây nguy cơ đáng kể cho đau tim và đột quỵ).
Trong một nghiên cứu ở hơn 100.000 người, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có chế độ ăn nhiều hành giúp giảm được 20% nguy cơ đau tim.
Trong một tuần, chỉ cần ăn hành từ hai đến ba lần sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày. Khi chế biến các món thịt, cho thêm ít hành sẽ giúp giảm lượng carcino-gens được tạo ra trong quá trình thịt được đun nấu ở nhiệt độ cao, từ đó giúp cho dạ dày tránh được sự tác động của chất độc hại này.
Ngăn chặn chứng loãng xương
Nhiều người luôn nghĩ rằng việc uống sữa hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Nhưng ít ai biết đến ngoài sữa thì việc ăn hành thường xuyên sẽ giúp duy trì sức khỏe cho cho xương và ngăn ngừa chứng loãng xương.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một chất mới có trong hành lá có chất Gamma-L-glutamyl-trans-S-1-propenyl-L-cysteine sulfoxide (GPCS) có thể ngăn chặn chứng loãng xương.
Giúp cơ thể chống lại virut
Hành chứa allicin, chất có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, virut, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da. Chất fitoncidi trong hành có tác dụng diệt khuẩn. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.