Hàng trăm triệu "đầu đạn siêu vượt âm" đang lơ lửng và chực lao vào nơi bạn đang đứng, đâu là cách để né chúng?

Quế Mai |

Từ những phần còn lại của tên lửa đẩy cho đến những vệ tinh ngừng hoạt động - một khối lượng khổng lồ rác vũ trụ được tích tụ trong khoảng 75 năm qua đang lơ lửng trên đầu chúng ta.

Với việc ngày càng nhiều vệ tinh thương mại được phóng lên mỗi ngày, các đơn vị rác vũ trụ này đang dần lấp đầy quỹ đạo thấp xung quanh Trái Đất.

Ước tính rằng có hơn 10.800 tấn rác vũ trụ hiện đang quay quanh Trái Đất nhưng chỉ có 27.000 đơn vị được cho là lớn để theo dõi.

Không những vậy các mô hình thống kê cho thấy có thể có 130 triệu đơn vị rác vũ trụ có kích thước nhỏ - từ 1 mm đến 1 cm - tức là tương đương một viên đạn.

Hàng trăm triệu đầu đạn siêu vượt âm đang lơ lửng và chực lao vào nơi bạn đang đứng, đâu là cách để né chúng? - Ảnh 1.

Và chúng có thể di chuyển với tốc độ trên 27.000 km/h (gấp khoảng 22 lần tốc độ âm thanh và được phân loại là tốc độ siêu vượt âm).

Các "viên đạn siêu vượt âm" này có khả năng tiếp tục va chạm với nhau, điều này có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền làm tăng cao hơn khả năng va chạm cũng như chúng chuyển hướng và rơi xuống mặt đất.

Về mức độ nghiêm trọng liên quan, các nhà khoa học thậm chí đã cảnh báo rằng khả năng 1 người trên mặt đất thiệt mạng do bị rác vũ trụ rơi trúng sẽ tăng lên 10% trong thập kỷ tới.

Hàng trăm triệu đầu đạn siêu vượt âm đang lơ lửng và chực lao vào nơi bạn đang đứng, đâu là cách để né chúng? - Ảnh 2.

Để so sánh, tên lửa siêu vượt âm Kh-47M2 Kinzhal của Nga có tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh.

Mới đây công ty theo dõi vệ tinh và phát hiện va chạm LeoLabs có trụ sở tại Mỹ đã tập hợp các thông tin về rác vũ trụ hiện có và công bố một bản đồ cho thấy vị trí của các đơn vị này theo thời gian thực.

Không những vậy, các thông tin chi tiết về các đơn vị rác vũ trụ này cũng được cung cấp bao gồm khoảng cách giữa chúng với mặt đất, chủng loại, cân nặng...

Được biết để theo dõi các đơn vị rác vũ trụ có đường kính nhỏ tới 2 cm, LeoLabs đã sử dụng một số radar mảng pha mặt đất ở Mỹ, New Zealand và Costa Rica để theo dõi rác vũ trụ.

Người dùng bản đồ của LeoLabs có thể tương tác với các đơn vị rác vũ trụ trôi nổi ngay trên đầu mình bằng cách cuộn và phóng to thu nhỏ.

Hàng trăm triệu đầu đạn siêu vượt âm đang lơ lửng và chực lao vào nơi bạn đang đứng, đâu là cách để né chúng? - Ảnh 4.

Bằng bản đồ này, công ty Mỹ cũng chỉ ra quốc gia chịu trách nhiệm lớn nhất về rác vũ trụ đó là... nước họ.

Điều này có lẽ không quá ngạc nhiên với các chương trình thám hiểm không gian của NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ) cũng như số lượng ngày càng tăng của các công ty vũ trụ tư nhân như SpaceX của Tỷ phú Elon Musk.

Theo LeoLabs, người Mỹ chịu trách nhiệm với 8.497 đơn vị rác vũ trụ ở quỹ đạo thấp. Tiếp sau đó là Nga với 4.836 đơn vị và nối gót là Trung Quốc với 4.047 đơn vị.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại