Hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn khí tài Nga và Ukraine đột ngột 'bốc hơi' không tăm tích, tại sao?

Hoài Giang |

Sự thật đằng sau có thể đã được các quân đội trên thế giới "mổ xẻ" từ lâu.

Hàng trăm khí tài 'bốc hơi' không tăm tích ở Ukraine?

Khi Nga mới phát động cái gọi là "Chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, cả 2 phía tham chiến đều sở hữu một lượng khổng lồ xe bọc thép chở quân (APC) bánh lốp.

Và sau khi các nước NATO bắt đầu viện trợ khí tài quân sự cho Kiev, APC bánh lốp đã trở thành khí tài phổ biến nhất trong lực lượng Ukraine.

Danh sách khá ấn tượng bao gồm BTR-70, BTR-80, BRDM mà Ukrainec thừa hưởng từ Liên Xô và gần như tất cả các khí tài do Liên Xô sản xuất từng nằm trong trang bị của các nước thành viên khối Hiệp ước Warsaw trước đây.

Hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn khí tài Nga và Ukraine đột ngột 'bốc hơi' không tăm tích, tại sao?- Ảnh 1.

Nhưng NATO nghĩ như vậy là chưa đủ và sau đó họ chuyển tới Ukraine thêm Stryker và M1117 của Mỹ, Rosomak của Ba Lan (biến thể BTR-80), VAB và AMX-10 RC của Pháp...

Cần phải nói thêm về AMX-10 RC, nó còn được gọi là "xe tăng bánh lôp" nhưng về cơ bản đây là một loại APC nhưng không có khoang chở quân mà thay vào đó là một khẩu pháo 105 mm trong một tháp pháo lớn.

Nói tóm lại, vào đầu hè năm 2023, phía Ukraine đã có trong tay hàng trăm đơn vị APC bánh lốp - chưa kể lượng lớn xe ô tô đa dụng dạng Humvee hay các loại MRAP (xe bọc thép kháng mìn).

Chúng đã được sử dụng tích cực trong cuộc phản công ở Zaporizhia nhưng sau đó đã gần như "mất tích" khỏi các video quay ở chiến trường và các báo cáo của phóng viên quân sự,

Và chỉ thỉnh thoảng mới có thông tin về việc 1 chiếc APC bánh lốp đơn lẻ của Ukraine bị phá hủy.

Đáng ngạc nhiên là điều tương tự cũng xảy ra ở phía Nga - nếu BTR-82/82A thường xuyên "tỏa sáng" trong các video được ghi hình vào năm 2022 thì tới nay chúng ngày càng ít xuất hiện hơn trên truyền thông.

Hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn khí tài Nga và Ukraine đột ngột 'bốc hơi' không tăm tích, tại sao?- Ảnh 2.

Tại sao?

Bất chấp việc các loại APC bánh lốp trở nên mờ nhạt, hiện cả hai bên tham gia xung đột đã không ngừng thể hiện năng lực chiến đấu của các khí tài chiến đấu bánh xích.

Có thể kể tới các xe chiến đấu bộ binh (IFV) của Liên Xô và Nga thuộc nhiều thế hệ (BMP-1/2/3/4), APC MTLB, M2 Bradley của Mỹ, M113 của Bỉ và những thứ tương tự.

Truyền thông Nga thường xuyên đưa tin về việc chuyển giao các IFV và BMP bánh xích mới cũng như được phá niêm và hiện đại hóa.

Nhưng các APC bánh lốp không xuất hiện trong các báo cáo loại này.

Tất cả cho thấy rằng các bên tham chiến ở Ukraine đều đã có kinh nghiệm xương máu là APC bánh lốp kém hiệu quả hơn và có nhu cầu kém hơn nhiều so với các khí tài bánh xích.

Các loại xe bánh lốp rất phù hợp với phong cách chiến đấu tốc độ cao, gần như kiểu kỵ binh.

Bánh xe nhanh chóng đưa xe bọc thép di chuyển dọc theo đường nhựa hoặc các bề mặt bằng phẳng ở khu vực khô cằn và các loại khí tài bánh xích không thể theo kịp chúng ở địa hình này.

Nhưng Ukraine không phải là Châu Phi hay Afghanistan. Ở đó bạn sẽ không cần phải chạy quanh sa mạc để đuổi theo các tay súng sở hữu súng trường tấn công AK-47.

Đầu tiên là bởi vì toàn bộ tuyến đầu được rải đầy mìn và việc tiến lên chỉ có thể thực hiện được sau khi một đơn vị quét mìn dọn đường cho bạn - một cách chậm rãi và cẩn thận.

Một vấn đề quan trọng không kém khiến khí tài bánh lốp trở nên kém cơ động hơn so với khí tài bánh xích là chúng phải vượt qua các khu vực đất mềm và thậm chí là bùn lầy.

Chúng có thể sẽ đứng bất lực trong một hố bùn sâu nào đó do chính chúng tạo ra và đó là chưa kể tới việc xe bánh lốp dễ bị lật trong địa hình gồ ghề hơn nhiều so với xe bánh xích.

Chính vì lẽ này nên ở Ukraine, người ta không có nhiều nhu cầu với các APC bánh lốp.

Hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn khí tài Nga và Ukraine đột ngột 'bốc hơi' không tăm tích, tại sao?- Ảnh 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại