Hàng ngàn nhà thuốc hiện đại 'tranh phần' thị trường 6 tỉ USD

N.Bình |

Các chuỗi nhà thuốc hiện đại đã tăng tốc mở dần, giành thị phần từ các nhà thuốc truyền thống, bệnh viện, nhờ sự hậu thuẫn của các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.

Hàng ngàn nhà thuốc hiện đại tranh phần thị trường 6 tỉ USD - Ảnh 1.

Top 10 công ty dược uy tín năm 2022 trong nhóm phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế

Không chỉ giành thị phần từ các nhà thuốc truyền thống, chuỗi nhà thuốc hiện đại còn có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc.

Các xu hướng của thị trường ngành chăm sóc sức khỏe và ngành dược Việt Nam vừa được ghi nhận tại báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 24-11 cùng danh sách Top 10 công ty dược uy tín năm 2022.

Theo công ty này, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam đạt giá trị 16,2 tỉ USD vào năm 2020, chiếm 6,0% GDP. Tổng chi tiêu cho y tế tăng từ 16,1 tỉ USD vào năm 2017 lên hơn 20 tỉ USD năm 2021, dự kiến đạt 23,3 tỉ USD vào năm 2025 và 33,8 tỉ USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR (2020-2030) là 7,6%.

Chi tiêu cho dược phẩm cũng tăng đến hơn 6,6 tỉ USD trong năm 2021.

Khảo sát triển khai trong tháng 10 và 11-2022 cũng cho thấy, gần 90% số doanh nghiệp sản xuất, phân phối và kinh doanh dược phẩm cho biết doanh thu tăng lên, gần 80% số doanh nghiệp ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Các chuyên gia trong khảo sát nhận định, đại dịch COVID-19 đã tạo ra chuyển dịch nhanh hơn trong cơ cấu doanh thu ngành dược phẩm theo nhiều cách khác nhau.

Dịch bệnh bùng phát đã khiến người dân hạn chế đến khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời họ cũng chuyển sang mua thuốc điều trị triệu chứng COVID-19 và thực phẩm bổ sung hồi phục sức khỏe giai đoạn hậu COVID-19 tại kênh nhà thuốc.

Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm vitamin hay thực phẩm chức năng để tăng cường hệ miễn dịch, củng cố sức khỏe trong bối cảnh "sống chung với COVID-19".

Ngoài ra, nhà thuốc theo mô hình hiện đại giành được thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống, khi Chính phủ dần đưa ra các quy định chặt chẽ hơn đối với các nhà bán lẻ dược phẩm (kiểm soát chặt chẽ hơn đối với thuốc kê đơn và triển khai hình thức đơn thuốc điện tử).

Cuối cùng, kênh nhà thuốc có thể đã chiếm thị phần từ kênh bệnh viện, do các bệnh viện công thận trọng hơn trong hoạt động đấu thầu thuốc.

Ngược lại, doanh thu của kênh bán thuốc không cần kê đơn từ nhà thuốc duy trì ổn định ở mức 10% trong năm 2021 và vẫn tiếp tục cải thiện đến hết quý 1-2022.

Trong năm 2022, thị trường chứng kiến sự mở rộng mạng lưới mạnh mẽ của hàng loạt chuỗi bán lẻ dược phẩm như Long Châu, Pharmacity, An Khang… Với tốc độ hiện nay, tổng số nhà thuốc của ba chuỗi bán lẻ này có thể lên đến con số 7.300 trong năm 2025, tương đương 16% thị phần.

Thị trường này hứa hẹn còn cạnh tranh hơn khi nhiều doanh nghiệp mới cũng đang bước chân vào thị trường dược phẩm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại