Hàng loạt ông lớn ngân hàng mắc kẹt ở Hồng Kông chỉ vì 1 điều khoản trong luật an ninh mới

Thu Hương |

Luật an ninh mới được Trung Quốc áp dụng ở đặc khu kinh tế Hồng Kông hoàn toàn không phải là điều bất ngờ đối với giới kinh doanh, nhưng có lẽ không điều khoản nào khiến các ngân hàng toàn cầu lo lắng hơn điều khoản số 29.

Trong bối cảnh sự tự chủ của Hồng Kông trở thành điểm mâu thuẫn lớn giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, các ngân hàng toàn cầu hiện đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: mắc kẹt giữa 1 bên là các hình phạt được Bắc Kinh hậu thuẫn và một bên là các lệnh cấm vận của Mỹ.

Luật an ninh mới được Trung Quốc áp dụng ở đặc khu kinh tế Hồng Kông hoàn toàn không phải là điều bất ngờ đối với giới kinh doanh, nhưng có lẽ không điều khoản nào khiến các ngân hàng toàn cầu lo lắng hơn điều khoản số 29.

Theo đó, các chính sách trừng phạt, phong tỏa hay những động thái thù nghịch nhắm vào trung tâm tài chính này và Trung Quốc sẽ bị cấm, trong khi Mỹ đang ngày càng tiến gần hơn đến việc kích hoạt điều luật yêu cầu các ngân hàng phải tuân thủ các lệnh trừng phạt nhằm vào các quan chức và thực thể ở Trung Quốc. Tình cảnh hiện nay khiến các ngân hàng chỉ có thể đứng giữa 2 lựa chọn: bị phạt hoặc bị tước giấy phép kinh doanh.

Hiện các ngân hàng gồm Citigroup, Goldman Sachs và JPMorgan Chase giống như đang "đi trên giây" giữa 2 cường quốc khi mà họ hoạt động sôi nổi ở Hồng Kông nhưng cũng có những kế hoạch đầy tham vọng cho thị trường đại lục. Tình thế đặc biệt khó khăn đối với HSBC sau khi ngân hàng này lên tiếng ủng hộ luật an ninh mới.

Các ngân hàng đang tìm mọi cách để vừa có thể phòng tránh nguy cơ vi phạm luật an ninh mới nhưng vẫn có thể chiều lòng Mỹ và triển khai các lệnh trừng phạt mà không gây tổn hại cho các nhân viên. Một giải pháp được nhắc tới là các chi nhánh ở hải ngoại sẽ thực thi các lệnh trừng phạt thay vì chi nhánh ở Hồng Kông.

Điều khoản 29 cũng khiến các ngân hàng dễ dàng phạm luật khi cung cấp thông tin về các khách hàng cấp cao cho chính phủ các nước. Do đó các ngân hàng đang review lại cơ sở dữ liệu khách hàng để xác định ai có thể bị Mỹ trừng phạt.

Hiện dự luật trừng phạt của Mỹ đang chờ chữ ký của Tổng thống Trump để chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng danh sách trừng phạt ban đầu sẽ chỉ giới hạn trong các quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc vì Mỹ sẽ không muốn làm gián đoạn hoạt động thương mại hoặc gây tổn thất lớn cho kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, phản ứng của Trung Quốc sẽ bị chi phối bởi mong muốn duy trì vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông – thứ sẽ bị xói mòn nếu như các công ty nước ngoài phải chịu quá nhiều áp lực từ luật an ninh mới. Một số ý kiến cho rằng điều khoản 29 chủ yếu tập trung vào các vấn đề ở cấp độ quốc gia và vùng lãnh thổ, do đó áp lệnh trừng phạt đối với cá nhân sẽ không phạm luật.

Nếu Mỹ kích hoạt dự luật trừng phạt, Bộ Ngoại giao Mỹ có 90 ngày để đưa ra danh sách các cá nhân hoặc công ty bị trừng phạt. Báo cáo về các định chế tài chính phải được trình lên trong 60 ngày sau đó. Tổng thống có thời hạn chờ tối đa là 1 năm để đưa ra quyết định cuối cùng.

Nguồn tin thân cận cho biết Mỹ cũng đang tính đến cách trừng phạt các ngân hàng và tấn công vào đôla Hồng Kông, tận dụng việc đồng tiền này đang được neo vào USD. Trong đó HSBC được coi là "mục tiêu" hàng đầu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại