Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng

Dy Khoa |

Được thành lập từ hơn 30 năm trước, đây là hãng bay giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt thời gian hoạt động, hãng bay này liên tục nợ dồn nợ.

Mới đây, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng xác nhận hãng Pacific Airlines (thành viên Vietnam Airlines Group) đã trả toàn bộ tàu bay trong ngày 18/3 để tái cơ cấu các khoản nợ. Vị lãnh đạo cũng phủ nhận thông tin hãng ngừng hoạt động hay phá sản.

"Trước mắt, toàn bộ khách của Pacific Airlines sẽ bay chung với Vietnam Airlines. Sau đó, hãng sẽ thuê khô (chỉ thuê máy bay - PV) của Vietnam Airlines để sử dụng tạm. Việc trả máy bay đã nằm trong dự liệu của hãng, mọi quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo", ông Đinh Việt Thắng cho hay.

Trên tất cả trang bán vé máy bay trực tuyến cũng như trên trang web chính thức của Vietnam Airlines, khách hàng đã không thể tìm thấy các chuyến bay của Pacific Airlines.

Dưới đây là chùm ảnh được chụp từ khoảng 10 năm trước ghi nhận hoạt động của Jestar Pacific, thương hiệu một thời của Pacific Airlines trước khi Qantas thoái vốn.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 1.

Năm 2007, Tập đoàn Qantas (Australia) - chủ sở hữu thương hiệu hàng không giá rẻ Jetstar - đã ký kết hợp đồng đầu tư với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua lại cổ phần tại hãng hàng không Pacific Airlines và trở thành cổ đông chiến lược. Theo thỏa thuận ban đầu, Qantas sẽ đầu tư 50 triệu USD để được sở hữu 18% cổ phần của Pacific Airlines, sau đó sẽ đầu tư thêm để được sở hữu 30%. Từ đó, hãng này hoạt động với thương hiệu Jestar Pacific kèm biểu tượng "ngôi sao" nghiêng phải.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 2.

Ở thời điểm 10 năm trước, Jetstar Pacific có mạng đường bay nội địa và quốc tế khá tốt, bay đến hầu khắp cảng hàng không tại Việt Nam như Tân Sơn Nhất (TP HCM), Nội Bài (Hà Nội), Đà Nẵng, Cát Bi (Hải Phòng), Thọ Xuân (Thanh Hoá), Phú Quốc (Kiên Giang)... Và bay sang Singapore để nối chuyến quốc tế.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 3.

Bên cạnh Vietjet Air, khi còn hoạt động mạnh mẽ, Jetstar Pacific trở thành sự lựa chọn cho khách hàng khi muốn bay giá rẻ. Hệ thống phòng vé tại trung tâm thành phố và sân bay được hãng đầu tư chỉn chu với màu cam đặc trưng.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 4.

Trong suốt thời gian hoạt động, Jestar Pacific từng có thị phần khá lớn tại Việt Nam. Cụ thể, hồi cuối năm 2011, hãng bay giá rẻ này chiếm khoảng 17% thị phần hàng không nội địa của nước ta. Tuy nhiên, Jestar Pacific vẫn chịu hậu quả do nhiều năm lỗ liên tiếp, buộc tái cơ cấu sở hữu và rà soát lại toàn bộ hoạt động. Đến đầu 2012, Vietnam Airlines trở thành cổ đông lớn nhất của Jestar Pacific khi tiếp nhận quyền đại diện phần vốn nhà nước của Jetstar Pacific từ SCIC với 70% cổ phần.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 5.

Năm 2015, Jetstar Pacific mở thêm 14 đường bay nội địa, nâng tổng số đường bay khai thác lên 34 đường bay nội địa và quốc tế.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 6.

Năm 2016, Jetstar Pacific lần đầu tiên chính thức ký hợp đồng mua 10 máy bay thế hệ mới Airbus A320ceo. Trong quá trình hoạt động dưới thương hiệu này, hãng cũng chịu nhiều "càm ràm" của khách hàng khi có nhiều chuyến bay bị delay.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 7.

Vietnam Airlines và Qantas từng đánh giá kế hoạch tái cơ cấu tích cực Jetstar Pacific, bắt đầu kinh doanh có lãi và thống nhất kế hoạch tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô và thực hiện các mục tiêu phát triển dài hạn của Jetstar Pacific, bao gồm kế hoạch tăng đội bay lên 30 chiếc Airbus A320 đến năm 2020.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 8.

Jetstar Pacific từng bước giảm lỗ và bắt đầu có lợi nhuận hai năm liên tiếp 2018-2019. Đội ngũ tiếp viên của Jestar Pacific được đánh giá là chuẩn mực, ân cần với khách hàng. Trong ảnh, nữ tiếp viên hỗ trợ người bế con khi cài dây an toàn.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 9.

Do sử dụng hệ thống nhận diện thương hiệu của Jestar nên đội ngũ tiếp viên của Jestar Pacific cũng mặc đồng phục giống hãng mẹ. Đầu 2020, Jetstar Pacific đối diện khó khăn nặng nề do đại dịch Covid-19. Vietnam Airlines nhận 30% cổ phần hãng bay giá rẻ này từ Qantas mà không tốn tiền.

Hãng bay Việt vừa trả hết tàu bay: Từng được hãng ngoại mua rồi trả lại, lỗ luỹ kế 10.700 tỷ đồng- Ảnh 10.

Theo báo cáo thường niên 2022 của Vietnam Airlines, Pacific Airlines ghi nhận tổng doanh thu gần 3.487 tỷ đồng, lỗ trước thuế 2.096 tỷ đồng. Với 3 năm liền lỗ trên 2.000 tỷ đồng/năm từ sau giai đoạn Covid-19, ước tính lỗ lũy kế của Pacific Airlines đến cuối năm 2022 đã lên hơn 10.700 tỷ và vốn chủ sở hữu âm 6.700 tỷ đồng.

 Ảnh: Dy Khoa

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại