Mô hình "taxi bay" đang được phát triển bởi Hanwha Systems của Hàn Quốc và nhà phát triển eVTOL của Mỹ Overair. Ảnh: koreaherald.com
K-UAM do SK Telecom Co. và Hanwha Systems Co. dẫn đầu, còn có thành viên khác là Tập đoàn sân bay Hàn Quốc, Viện Khí tượng Hàn Quốc và LX - nhà cung cấp thông tin đất đai do nhà nước điều hành.
Theo thỏa thuận, để triển khai dự án thử nghiệm trên, K-UAM cho biết hiệp hội có kế hoạch xây dựng các "cảng hàng không", hoặc bãi cất cánh và hạ cánh của máy bay UAM cùng một hệ thống quản lý giao thông để vận chuyển hành khách giữa Sân bay quốc tế Jeju và các điểm du lịch chính trên đảo.
Chính quyền tỉnh Jeju có trách nhiệm cung cấp các địa điểm cho các hoạt động và cơ sở hạ tầng của UAM, cũng như cấp giấy phép và hỗ trợ hành chính để tạo ra một hệ sinh thái UAM trên đảo.
UAM được nhiều người coi là thế hệ vận tải mới trong lĩnh vực vận tải đô thị trong bối cảnh lo ngại về tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng. Hầu hết các phương tiện UAM đang được thiết kế và phát triển để chạy bằng điện và di chuyển ở độ cao thấp trong các khu vực đô thị.
Giám đốc điều hành SK Telecom Ryu Young-sang cho biết K-UAM sẽ "thúc đẩy sự phát triển của đảo Jeju thông qua công nghệ đổi mới UAM" và trở thành doanh nghiệp thay đổi cuộc chơi cho các dịch vụ vận tải trong tương lai.
Gần đây, một hiệp hội khác bao gồm LG Uplus Corp., Kakao Mobility Corp. và GS Caltex Corp. đã ký một thỏa thuận với thành phố Busan để triển khai một dịch vụ UAM thương mại tương tự ở thành phố cảng phía Đông Nam Hàn Quốc.
Trong khi đó, Bộ Giao thông vận tải Hàn Quốc đang trong quá trình đánh giá các ứng cử viên tham gia Thử thách K-UAM, một chương trình thử nghiệm của Chính phủ Hàn Quốc nhằm kiểm tra khả năng quản lý giao thông và an toàn của phương tiện UAM cho các dịch vụ thương mại. Bộ có kế hoạch công bố các tập đoàn được lựa chọn tham gia vào giai đoạn đầu tiên của dự án vào tháng 11 tới.