Theo báo cáo, các tuyến đường trọng yếu do tỉnh quản lý, bị sụp lún 7 điểm với tổng chiều dài sụp lún hơn 700 m. Trong đó, tuyến đường phòng hộ đê biển Tây Cà Mau (đoạn Đá Bạc - Kênh Mới) sụp lún 240m và nguy cơ sụp lún, sạt lở 4.215m.
Tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc xảy ra 4 điểm sụp lún, dài 95m. Tuyến đường Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc bị sụp lún 3 điểm, dài 105 m, chia cách giao thông đến trung tâm xã Khánh Bình Tây, Khánh Bình Tây Bắc, Trần Hợi (Trần Văn Thời). Trong ảnh: Tuyến đường nhựa bị sụp lún đất không thể lưu thông ở huyện Trần Văn Thời
Trong khi đường thuỷ bị tê liệt do kênh rạch cạn khô, đường bộ liên tục xảy ra sụp lún tại 1.136 điểm, chia cách giao thông cục bộ với tổng chiều dài 24.704 m. Trong đó, huyện Trần Văn Thời có 1.109 điểm (712 điểm sụp lún lộ bê- tông, dài 13.272m; 397 điểm sụp lún đường đất, dài 10.058m), tập trung ở xã Khánh Hải, Khánh Hưng và Khánh Bình Đông. Trong ảnh: Những điểm sụp lún được cảnh báo cho người lưu thông an toàn
Tại thành phố Cà Mau có 15 điểm bị sụp lún, dài 754m. Trong đó, 11 điểm sụp lún đường bê- tông, dài 363m; 4 điểm sụp lún lộ đất với tổng chiều dài 391m. Tại huyện U Minh xảy ra 12 điểm sụp lún đường giao thông nông thôn bằng đất, dài 620m. Trong ảnh: Tuyến đường về xã đảo Khánh Bình Tây bị chia cách nhiều ngày qua do sụp lún đất
Vùng ngọt hoá khô hạn, nông dân tăng chi phí vận chuyển nông sản ra sông rạch lớn để bán
Lực lượng dân quân tự vệ được huy động gia cố sụp lở đất, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân