Hầm mộ Trung Quốc và những cạm bẫy khiến giới khảo cổ không bao giờ hết ám ảnh

Trần Quỳnh |

Những cạm bẫy ẩn giấu trong các ngôi mộ cổ Trung Hoa nhiều lần lần khiến các chuyên gia khảo cổ vẫn không khỏi rùng mình khi nhớ lại.

Những ngôi mộ của cổ nhân là nơi lưu giữ nhiều phong tục mai táng phong phú, đa dạng, đặc biệt là những đồ tùy táng có giá trị về cả mặt vật chất lẫn ý nghĩa lịch sử.

Nhưng cũng xuất phát từ phong tục thường chuyên chôn cất đồ tùy táng này, các ngôi mộ của người xưa từ lâu đã trở thành mục tiêu đổi đời của những kẻ "bí quá hóa liều" mà làm nghề trộm mộ.

Ngày nay, nhờ sự bảo vệ của chính quyền nhà nước, mộ tắc đã không còn có cửa hoành hành. Các ngôi mộ cổ giờ đây đã được đội ngũ chuyên gia khảo cổ tiến hành khai quật.

Tuy nhiên, để đưa được những di vật thuộc về quá khứ đến với thế giới hiện đại của chúng ta, những nhà khảo cổ đã phải trải qua vô số gian nan, nguy hiểm.

Khi nhắc tới việc khai quật mộ cổ, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến những nỗi sợ xuất phát từ "cõi vô hình" như lời nguyền, cương thi… Thế nhưng, điều khiến các nhà khảo cổ sợ gặp phải nhất trong quá trình làm việc hoàn toàn không phải vài yếu tố ấy mà lại là những "cổ vật" dưới đây.

Nỗi sợ "trứng gà" của những người làm nghề khảo cổ

Mỗi khi tiến hành khai quật một ngôi mộ cổ, các chuyên gia đều vô cùng lo lắng nếu phát hiện ra một vài đồ vật hiện đại như vỏ chai nước, đèn pin, vỏ lon bia… Bởi những điều này đồng nghĩa với việc ngôi mộ ấy đã từng bị trộm mộ "ghé thăm".

Nhưng những ám ảnh về các đồ vật hiện đại bên trong lăng mộ vẫn chưa thể sánh bằng nỗi sợ của những người làm khảo cổ với một thứ khác.

Cổ vật mà các nhà khảo cổ sợ nhất khi phát hiện được chính là trứng gà. Mỗi lần phát hiện ra trứng gà trong lăng mộ, tất cả mọi người đều bất giác lùi lại phía sau một cách đầy cảnh giác.

Hầm mộ Trung Quốc và những cạm bẫy khiến giới khảo cổ không bao giờ hết ám ảnh - Ảnh 1.

Trứng gà là cổ vật được phát hiện nhiều nhưng lại không hề dễ khai quật và bảo quản.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến một cổ vật tưởng chừng như vô hại lại trở thành nỗi sợ của cả ngành khảo cổ?

Kỳ thực, vào lần đầu tiên giới khảo cổ Trung Quốc phát hiện được trứng gà trong mộ cổ, mọi người đều vô cùng mừng rỡ. Lúc ấy, có một chuyên gia tò mò dùng tay chạm nhẹ vào vỏ trứng, không ngờ quả trứng ngay lập tức vỡ vụn. Việc tự tay hủy đi một cổ vật có niên đại hàng thế kỷ ấy đã khiến nhà khảo cổ kia bị coi là "tội nhân thiên cổ" suốt một thời gian dài.

Qua sự việc này, các nhà khảo cổ đều cho rằng nguyên nhân khiến trứng vỡ là do lực tay của người chạm vào quá mạnh. Thế nhưng vấn đề hoàn toàn không nằm ở yếu tố đó.

Tại một di chỉ khảo cổ khác, giới chuyên gia cũng từng phát hiện trứng gà. Trải qua "kinh nghiệm đau thương" của lần khai quật trước đó, các nhà khảo cổ hết sức coi trọng quả trứng này, đặc biệt nhẹ nhàng dùng bàn chải lông mềm để phủi đi lớp bụi phía bên vỏ ngoài. 

Nhưng kết quả cũng không khác lần trước là bao, bởi lớp lông mềm ấy vừa chạm đến vỏ, quả trứng liền nứt vỡ. Từ đó đến nay, trứng gà trở thành một nỗi sợ của giới khảo cổ. Bởi cổ vật này chỉ cần chạm nhẹ cũng dễ dàng vỡ vụn, rất khó để có thể khai quật một cách nguyên vẹn.

Hầm mộ Trung Quốc và những cạm bẫy khiến giới khảo cổ không bao giờ hết ám ảnh - Ảnh 2.

Một quả trứng cổ được phục chế và lưu giữ trong bảo tàng.

Dù vậy, với sự tận tâm của mình, các quả trứng bị vỡ đều được chuyên gia gom lại từng mảnh để phục chế về nguyên dạng và đem trưng bày ở nhiều bảo tàng

Ngày nay, bảo tàng lịch sử Nam Kinh vẫn còn trưng bày một di vật có tên là "Trứng gà Tây Chu" với hình dáng có nhiều bất đồng so với trứng gà hiện đại. Thông qua DNA thu được trên vỏ trứng, các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và sử dụng công nghệ để phục dựng lại hình dáng của những chú gà đã sống các chúng ta hàng thế kỷ.

Tính mạng của người khai quật đặt cược vào sự vững chắc của ngôi mộ

Trong quá trình khai thác các di chỉ hoặc hầm mộ, một nỗi ám ảnh khác đe dọa trực tiếp đến tính mạng của những người làm khảo cổ chính là mộ huyệt, di chỉ bị sập.

Thông thường, những ngôi mộ cổ tại Trung Quốc đều được xây dựng sâu dưới lòng đất khoảng từ 7-8 mét, một số mộ huyệt còn có thể đạt tới độ sâu 19-20m.

Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm lịch sử với vô số trận hạn hán lâu dài hoặc mưa dầm hàng tháng, những di chỉ, ngôi mộ ấy không còn kiên cố, vững chắc mà có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Bởi vậy, việc khai quật mộ cổ làm sao cho an toàn nhất là một trong những thách thức hàng đầu của những người làm khảo cổ.

Hầm mộ Trung Quốc và những cạm bẫy khiến giới khảo cổ không bao giờ hết ám ảnh - Ảnh 3.

Dù có được xây dựng kiên cố tới đâu, nhưng trải qua hàng thế kỷ, những ngôi mộ cổ vẫn có nguy cơ bị sập xuống bất cứ lúc nào. (Ảnh minh họa).

Ám ảnh trước muôn vàn cạm bẫy của cổ nhân

Để bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của thân nhân mình, người xưa thường sắp xếp trong các ngôi mộ cổ không ít những cạm bẫy nhằm tránh kẻ xâm phạm.

Đó có thể là loại bẫy ám khí với hệ thống nỏ tự động khổng lồ từng được phát hiện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, cũng có thể là bẫy hố với hàng ngàn đinh nhọn ở dưới, hoặc là những chiếc bẫy từ các sinh vật có nọc độc chết người như rắn, nhện, rết… như chúng ta vẫn thường thấy trong phim ảnh.

Chưa dừng lại ở đó, trải qua hàng thế kỷ bị đóng kín, bên trong các ngôi mộ này còn có thể chứa một số loại khí độc gây hại cho cơ thể. Đây cũng là lý do vì sao ngày nay các nhà khảo cổ buộc phải sử dụng nhiều máy móc để thăm dò bên trong mộ huyệt trước khi tiến vào.

Hầm mộ Trung Quốc và những cạm bẫy khiến giới khảo cổ không bao giờ hết ám ảnh - Ảnh 4.

Một số bẫy ám khí được phát hiện trong các ngôi mộ cổ. (Ảnh minh họa).

Từ đó có thể thấy, những cổ vật mà chúng ta có dịp được chiêm ngược ngày nay chính là những thứ được đổi bằng công sức và thậm chí là cả tính mạng của các nhà khảo cổ.

Trân trọng những bảo vật từ ngàn xưa ấy cũng là cách để chúng ta gìn giữ và quý trọng tâm huyết của những con người dành cả đời để cống hiến cho lịch sử.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại