Chiếc tàu ngầm Nga đột ngột biến mất, Mỹ- NATO bàng hoàng
Bộ Quốc phòng Nga không đưa ra bất cứ thông tin nào liên quan tới hành trình của chiếc tàu ngầm.
Trên các mặt báo của phương Tây trước đây từng xuất hiện những thông tin về việc chiếc tàu ngầm tiếng ồn thấp và khó bị phát hiện chạy bằng diesel của Hải quân Nga đã rời khỏi Căn cứ đầu não của Hạm đội Biển Đen ở thành phố Sevastopol để ra khơi.
Ngay lập tức sau đó nó biến mất khỏi tầm quan sát của tất cả các phương tiện theo dõi khiến giới quân sự Mỹ và NATO lồng lộn và kinh ngạc, bàng hoàng.
Vào tuần trước, các thuỷ thủ tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen, đúng là đã bắt đầu một cuộc tập trận. "Thuỷ thủ đoàn của các tàu ngầm "Rostov na Donu" và "Stary Oskol" thuộc Hạm đội Biển Đen sẽ thực hiện các bài tập trên biển", trưởng phòng báo chí Hạm đội Biển Đen, trung tá Alexei Rulev từng chia sẻ.
Những giai đoạn chính của chuyến hải trình – nhanh chóng tiếp cận các khu vực nhất định trên biển cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ phát hiện, theo dõi và tiêu diệt những mục tiêu trên biển và trên bờ của đối thủ giả định. Cũng theo kế hoạch, sẽ triển khai "phóng mô phỏng các tên lửa", lặn sâu và tập thoát hiểm khi gặp nạn.
Không có thông tin chi tiết hơn từ phía đại diện Bộ Quốc phòng Nga.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka của Hải quân Nga
Điều gì đang xảy ra?
Cùng với đó, chuyên gia quân sự có tiếng của Mỹ, ông Eric Moreno, đã đưa ra một giả thiết khá thú vị, dường như, "Hố đen" đã thẳng tiến tới Vịnh Kerch. Mỹ yêu cầu NATO phải cử tới Biển Đen một tàu theo dõi tàu ngầm của lực lượng hải quân của Khối, bởi vì bằng cách đó Moscow có thể biết rất nhanh về những tàu chiến đi vào các vùng biển này.
Cùng với đó, chính ông Moreno cũng cho biết rằng, Mỹ về mặt kỹ thuật không thể tham gia vào chiến dịch này. Theo lời của ông, đây là nhiệm vụ của những nước sở hữu các tàu ngầm diezel. Chính họ hoàn toàn có thể "nhòm ngó" điều gì đang diễn ra trong Vịnh Kerch bằng cách chơi trò "mèo vờn chuột".
Ngoài ra, theo ý kiến của ông Moreno, Vịnh Kerch có độ sâu hoàn toàn không phù hợp để triển khai các lực lượng tàu ngầm.
Tuy nhiên, những tính năng rộng hơn sẽ mở ra cho các tàu ngầm "Hố đen" ở những hướng khác.
Ví dụ điển hình – chiếc tàu ngầm đầu tiên của đề án mới, "Novorossiysk", đã có mặt ở Biển Đen vào mùa thu năm 2015 và cập thành phố cảng quân sự Novorossiysk, nơi mà vào thời điểm đó vừa hoàn thành xong công tác xây dựng các khu neo đậu và lắp ráp các hệ thống tiếp tế.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka của Hải quân Nga phóng tên lửa hành trình tấn công mục tiêu khủng bố ở Syria.
Ban đầu trong vòng vài tháng, chiếc tàu này tiến hành thử nghiệm vũ khí khi lặn sâu. Thuỷ thủ đoàn đã thực hiện bắn tên lửa từ tổ hợp tên lửa tầm xa chính xác cao, Khi hoàn thành xong các bài thử nghiệm ở khu vực phía bắc, chiếc tàu ngầm đã rời cảng Ekaterinin ở Bắc Cực.
Ngày 26/8 nó đi ngang qua eo Gibraltar và lặn xuống vùng biển Địa Trung Hải. Anh đã cãi vã với chính phủ Tây Ban Nha vì cho phép chiếc tàu ngầm của Nga tiếp nhiên liệu ở Ceuta. Đây là thành phố của Tây Ban Nha, nhưng nằm trên lãnh thổ của Marocco, nằm ngay đối diện căn cứ hải quân Gibraltar của Anh.
Ceuta làm ngơ trước sự phản đối của người Anh. Từ nơi này, một trong những chiếc tàu ngầm diezel tiếng ồn thấp nhất thế giới đã hoàn thành chuyến di chuyển bí mật trở về lãnh hải quê nhà.
Trước khi Crimea ra nhập Nga, các lực lượng tàu ngầm của Nga chỉ có duy nhất một chiếc tàu ngầm diezel "Alrosa" ở đây. Đến năm 2016, Hạm đội Biển đã tiếp nhận 6 chiếc tàu ngầm mới trang bị các tên lửa hành trình Kalibr.
Tiếp bước "Novorossiysk" là "Rostov-na-Donu", "Stary Oskol", "Krasnodar", "Veliky Novgorod" và "Kolpino". Tất cả những chiếc tàu ngầm này đều được hạ thuỷ tại xưởng đóng tàu Admiratey nằm ở thành phố Saint-Peterburg (Nga).
Trên mạng internet đã đăng tải đoạn video ghi lại các tàu ngầm "Veliky Novgorod" và "Kolpino" dùng tên lửa hành trình Kalibr tấn công vào các vị trí của quân khủng bố tại Syria từ Địa Trung Hải. 6 chiếc tàu ngầm được đóng tại Saint-Peterburg là phiên bản nâng cấp mới của đề án "Varshavyanka".
Ngoài những điểm mạnh, các tàu ngầm này còn được trang bị động cơ diezel công suất lớn hơn, vận tốc và tầm hoạt động được nâng lên. Chúng có thể lặn được tối đa 300m, mang theo hệ thống vũ khí hiện đại nhất, bao gồm các tên lửa phòng không và hành trình. Chúng có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa gấp 3-4 lần đối thủ.
Một trong những tính năng quan trọng nhất của lớp tàu ngầm này đó là khả năng khó bị phát hiện. Đề án nâng cấp của "Varshavyanka" – 887 "Paltus" có ưu thế trước đa số các tàu ngầm trên thế giới nhờ những chỉ số tiếng ồn thấp.
Để làm được điều đó, các kỹ sư thậm chí đã hi sinh cả một vài chỉ số về khả năng hoạt động trên biển.
Vỏ kép, các cánh lái có thể thu vào, những chi tiết giảm xóc cho các động cơ, cũng như lớp sơn phủ thuỷ âm đặc biệt đảm bảo khả năng chống ồn tối đa và làm cho đối phương khó có thể phát hiện.
Khi hoạt động ở cơ chế động cơ điện, chiếc tàu ngầm đề án này gần như không phát ra tiếng ồn và có khả năng "lẻn sát" bên cạnh đối phương.
Như vậy, điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng của bộ trưởng Quốc phòng Nga về việc "triển khai các lực lượng đầy đủ và độc lập ở Crimea". Có lẽ sắp tới NATO sẽ thường xuyên phải đối mặt với các tàu ngầm "Hố đen" của Nga.