Trước những căng thẳng chính trị gần đây ở Venezuela, một số ý kiến cho rằng không loại trừ khả năng quốc gia Trung Mỹ này có thể phải đối mặt với một cuộc can thiệp quân sự quy mô từ bên ngoài.
Điển hình, gần đây nhất, lãnh đạo phe đối lập Juan Guiaido bất ngờ lên tiếng đề nghị Mỹ can thiệp vào tình hình Venezuela. Mặc dù việc Washington đem quân can thiệp vào Venezuela ở thời điểm hiện tại không được đánh giá cao.
Dẫu vậy, nếu tình hình chính trị ở quốc gia không cải thiện trong nhiều tháng tới thì xem ra viễn cảnh này hoàn toàn có thể trở thành hiện thực phũ phàng.
Và nếu như điều đó thành sự thực, giới phân tích đắt nhiều câu hỏi về việc Venezuela có thể làm gì để đối phó?
Venezulea hãy cẩn thận từ hướng biển!
Venezuela bấy lâu nay đã được biết tới là đạo quân được trang bị tương đối hiện đại ở khu vực châu Mỹ - Latinh.
Thậm chí, có thể xem Venezulea là lực lượng quân sự mạnh nhất ở khu vực này với dàn vũ khí chất lượng cao tới từ Nga, Trung Quốc.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện ở trên đất liền, trong khi lục quân và không quân Venezulea được đầu tư tiên tiến thì hải quân đang bị bỏ quên suốt nhiều năm nay.
Điều này thật đáng lo ngại khi mà Venezuela nhiều khả năng sẽ phải đối phó với một cuộc tấn công từ hướng biển mà đối tượng tác chiến có thể là Mỹ bởi lẽ trong lịch sử chiến tranh của Mỹ khoảng 20-30 năm trở lại đây, hầu như trong bất kỳ cuộc can thiệp quân sự nào Hải quân Mỹ đều lĩnh ấn tiên phong.
Các tàu sân bay, tàu chiến mang tên lửa hành trình Tomahawk và những loại vũ khí "mới, đẹp, thông mình" khác sẽ thực hiện những đòn không kích chớp nhoáng phá hủy mọi cơ sở quan trọng nhất. Quốc gia vừa được "nếm mùi" chính là Syria.
Do đó, Hải quân Mỹ sẽ là "đối tượng tác chiến" đầu tiên với Venezuela. Vậy câu hỏi đặt ra là Hải quân Venezuela sẽ làm được gì, liệu họ có đủ sức đối phó với cường quốc hải quân mạnh nhất hành tinh?
Thường thôi, không nên đối đầu trực tiếp!
Hải quân Bolivarian Venezuela (hay gọi đơn giản là Hải quân Venezuela) có tuổi đời lên tới 208 năm. Tuy nhiên, "già" không có nghĩa là kinh nghiệm đầy mình.
Tàu chiến chủ lực của Hải quân Venezuela.
Trong lịch sử, trận chiến cuối cùng mà Hải quân Venezuela tham chiến đã từ thế kỷ thứ 19. Còn ở thế kỷ 20, họ hầu như được sống trong hòa bình, chẳng thế mà hải quân của họ nhìn chung không quá nổi bật.
Dù không tồi tệ tới mức không sở hữu tàu tên lửa hiện đại, nhưng số lượng và chất lượng đều không tốt. Đó là chưa kể những khó khăn về đạn dược khi mà quốc gia này có quan hệ không mấy tốt đẹp với thế giới phương Tây.
Cụ thể, đóng vai trò chủ lực trong lực lượng Hải quân Venezuela hiện nay là 3 khinh hạm tên lửa lớp Mariscal Sucre cỡ 2.506 tấn do Italy nhập khẩu từ Italy.
Các tàu này được đóng trong giai đoạn 1976-1980 và đã trải qua đợt nâng cấp lớn từ cuối những năm 1990. Con tàu sử dụng hệ thống điện tử "năm cha ba mẹ" gồm radar cảnh giới của Israel, radar điều khiển hỏa lực của Italy và sonar của Mỹ.
Về mặt hỏa lực, lớp tàu này được trang bị hệ thống tên lửa hành trình Otomat Mk2 (liên doanh MBDA Pháp - Italy sản xuất) có tầm phóng đến 180km.
Ngoài ra, khinh hạm lớn nhất Venezuela còn có hệ thống tên lửa phòng không bắn xa 25km và ngư lôi 324mm.
Tàu tên lửa nhỏ của Venezuela.
Bên cạnh Mariscal Sucre, Hải quân Venezuela còn có 6 tàu tên lửa nhỏ lớp Constituction mua của Anh từ những năm 1970. Loại tàu có lượng giãn nước chỉ 170 tấn này trang bị hai tên lửa chống hạm Otomat Mk1 có tầm bắn 60km.
Vấn đề đặt ra là kể từ khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền, quan hệ giữa Venezuela với Mỹ và các đồng minh phương Tây "lạnh nhạt dần". Cho nên, việc hợp tác quân sự mà cụ thể là bảo dưỡng trang bị, mua sắm đạn dược cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Thế nên, hiện khó mà chắc chắn được là liệu số tên lửa chống hạm Otomat có thể còn sử dụng tốt hay không?
Ngoài các tàu trên, Hải quân Venezuela còn có 8 tàu chiến có lượng giãn nước 1.400-2.400 tấn. Thế nhưng, tất cả đều là loại tàu tuần tra bảo vệ bờ biển, ít có giá trị trong một trận chiến với hải quân đối địch trên biển.
Venezuela tuy còn 2 tàu ngầm động cơ diesel-điện Type 209/1300 mua của Đức, nhưng chúng đều bị coi là đã cũ vì được mua từ những năm 1970.
Đó là chưa kể, cặp tàu này chỉ được trang bị ngư lôi 533mm loại cũ như Mk 37 hoặc SST-4, không thể phóng được tên lửa chống hạm Harpoon.
Về trang bị không quân thuộc hải quân, Venezuela chủ yếu sử dụng các dòng máy bay vận tải – tuần tra biển CASA C-212-200/40 (7 chiếc) và gần 30 chiếc trực thăng.
Mà "quý giá" nhất trong số đó là 8 trực thăng ngầm Z-9 mua từ Trung Quốc năm 2015.
Nhìn chung, trong một trận chiến với lực lượng vượt trội hơn hẳn như Hải quân Mỹ, Hải quân Venezuela sẽ khó tạo ra "kỳ tích" nếu đối địch trực tiếp, đấu pháo – tên lửa.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ phải "chạy trốn". Thay vào đó, họ nên giấu mình và tiến hành đánh du kích. Và nên đánh với sự yểm trợ từ trên không hoặc trong phạm vi bảo vệ của lực lượng phòng không tầm xa đất liền.
Bởi với hỏa lực phòng không yếu ớt, các tàu chiến Venezuela khó lòng sống sót nếu máy bay – tên lửa đối phương tấn công.
Dẫu vậy, nên chăng chính quyền Maduro ngay lúc này khi còn thời gian hãy nhờ tới sự giúp đỡ của Nga nâng cấp lực lượng hải quân. Moscow có rất nhiều phương án để có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến phi đối xứng.
Về trang bị không quân thuộc hải quân, Venezuela chủ yếu sử dụng các dòng máy bay vận tải – tuần tra biển CASA C-212-200/40 (7 chiếc) và gần 30 chiếc trực thăng.