Con tàu sân bay mới của Nga sẽ có lượng giãn nước 40.000-45.000 tấn, có thể đi biển liên tục trong 2 tháng, nhiều hơn nhiều so với các thiết kế trước đó.
Có khả năng là Nga đang theo đuổi hai chương trình tàu sân bay trực thăng/tàu đổ bộ tấn công cùng lúc, họ vẫn có chương trình phát triển một lớp tàu sân bay thứ hai song song với lớp tàu sân bay hai thân, theo nhận định của Military Watch.
Dòng tàu sân bay hai thân sẽ triển khai phi đội ở cỡ trung bình, tức là khoảng 30 máy bay bao gồm cả tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm, tuy loại máy bay gì sẽ được biên chế trên hạm chưa được xác định.
Hiện nay hải quân Nga đang triển khai các biến thể tiêm kích trên hạm của dòng máy bay Su-27 và MiG-29 là Su-33 và MiG-29K. Đã có một số đề nghị chế tạo các tiêm kích hiện đại hơn dùng cho nhiệm vụ tiêm kích trên hạm, thay thế Su-33 và MiG-29K.
Đó có thể bao gồm một phiên bản của dòng tiêm kích tàng hình SU-57, phiên bản hải quân của tiêm kích MiG-35 và một loại tiêm kích phản lực có thể cất hạ cánh thẳng đứng, là hậu duệ của dòng Yak-141.
Một trong những đặc điểm của tàu sân bay hai thân là nó sẽ được trang bị hệ thống phòng không Pantsir-ME, các cảm biến, hệ thống tác chiến điện tử và tác chiến chống ngầm mới.
Tuy nhiên vẫn chưa chắc chắn liệu thiết kế này có sử sụng hệ thống phóng máy ba kiểu nhảy cầu (ski-jump), hay nó sẽ tích hợp hệ thống phóng máy bay điện từ hiện đang được phát triển ở Nga.
Một thiết kế tàu hai thân cũng ẩn chứa một số rủi ro, ví dụ nó sẽ ít ổn định hơn trong điều kiện biển động, nên khó có thể là nền tảng lý tưởng cho các hải trình biển xa. Nhưng để hỗ trợ các lực lượng khác đối chọi với các mối đe dọa gần bờ biển nước Nga thì tàu này tỏ ra rất hữu dụng, do vậy nó được xem là phương tiện phòng thủ hữu hiệu.
Các ưu điểm của thiết kế hai thân bao gồm chi phí thấp, giảm lực cản và yếu tố này giúp tàu duy trì tốc độ mà đối với các thiết kế thông thường, sẽ phải trông cậy vào các động cơ lớn hơn rất nhiều, lượng tiêu thụ nhiên liệu rất lớn.