Nhóm tàu chiến cực mạnh của Mỹ bị Hải quân Iran bao vây, uy hiếp
Ngày 15/04/2020 đã xảy ra một sự kiện đáng chủ ý tại vịnh Ba Tư khi 11 tàu tấn công nhanh của Hải quân thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) dàn đội hình, bao vây đe dọa nhóm tàu chiến cực mạnh của Mỹ.
Tại thời điểm đó, nhóm 6 tàu Mỹ bao gồm tàu đổ bộ USS Lewis B. Puller, tàu khu trục USS Paul Hamilton, các tàu tuần tra USS Firebolt và USS Sirocco cùng 2 tàu USCGC Wrangell và USCGC Maui thuộc lực lượng bảo vệ bờ biển đang tiến hành huấn luyện tác chiến tại vùng biển quốc tế ở phía Bắc Vịnh Ba Tư thì bị các tàu Iran áp sát.
Hình ảnh tàu Iran bủa vây tàu Mỹ
Sử dụng tốc độ cao, nhóm tàu Iran nhiều lần tiếp cận nguy hiểm với các tàu Mỹ ở cự ly gần, đặc biệt là tàu đổ bộ USS Lewis B. Puller liên tục bị áp sát khiêu khích, có lúc chỉ cách có chưa đầy 50m, trong khi tàu tuần tra Maui cũng bị tạt đầu ở cự ly khoảng 9m mà thôi.
Việc các tàu chiến Mỹ bị tàu hải quân Iran khiêu khích trên vùng biển này không phải hiếm gặp, tuy nhiên đây là lần đầu tiên họ bị một nhóm tàu với số lượng đông đảo như thế uy hiếp.
Các lực lượng Mỹ đã kiềm chế, không trả đũa hành động gây hấn của Iran, tránh một cuộc đối đầu bằng hỏa lực khốc liệt bởi khi đó các tổ hợp tên lửa bờ của Iran đã "lên đạn".
Chỉ cần phía Mỹ không giữ được "cái đầu lạnh" thì rất có thể xảy ra một cuộc xung đột đẫm máu và dường như Iran "thích" điều này.
Trước đó, lần đầu tiên sau nhiều năm Hải quân Mỹ đã triển khai cùng lúc tới 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tới vùng Vịnh, cho thấy tình hình ngày càng căng thẳng hơn.
Nhiều kịch bản tấn công Iran được cho là đã ở trên bàn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, chỉ cần thời cơ chín muồi là "xuống tay".
Iran đã chuẩn bị sẵn thứ vũ khí khủng khiếp cho kịch bản xấu nhất
Mới đây nhất, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã quyết định "nhắc nhở" thế giới rằng "đạn đã lên nòng", họ có trong tay những thứ vũ khí cực mạnh để răn đe trên biển, trong đó bao gồm tên lửa đối hạm Zolfaghar được cho là có tầm bắn lên tới 700km (434 dặm), đủ sức tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào ở khắp vùng Vịnh và ngoài khởi biển Ấn Độ Dương.
Tư lệnh Hải quân IRGC, Chuẩn Đô tốc Alireza Tangsiri đã nhấn mạnh rằng trong vài năm gần đây, các lực lượng tinh nhuệ của họ đã được tăng cường đánh kể khả năng phòng thủ, cho phép tấn công các mục tiêu ở rất xa ngoài khơi bờ biển Iran.
"Chúng tôi đã phát triển thành công các loại tên lửa đất đối đất, tên lửa phòng từ tàu ngầm với tầm bắn lên tới 700km, tất cả đều được chế tạo bởi các chuyên gia quân sự trong nước", ông Tangsiri nhấn mạnh và khẳng định rằng loại tên lửa đạn đạo sử dụng nhiên liệu rắn Zolfaghar có thể tấn công các mục tiêu trên bộ và trên biển ở cự ly tới 700km.
Vùng hỏa lực ước tính của tên lửa đạn đạo Zolfaghar mà Iran mới phát triển.
Đây là loại tên lửa đạn đạo thế hệ mới, được phát triển dựa trên dòng tên lửa đạn đạo di động Fateh 110 mà Iran đang sử dụng rất phổ biến.
Hồi tháng 1 năm nay, IRGC đã chuẩn bị một mô hình tàu sân bay Mỹ để sử dụng làm mục tiêu giả định trong thực hành huấn luyện bắn đạn thật.
Thông điệp cứng rắn của vị Chuẩn đô đóc Hải quân Iran được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trong khu vực khi có thêm tàu sân bay thứ 2 của hải quân Mỹ cấp tốc tới khu vực cũng như cuộc tập trận chung tại vịnh Ba Tư mà Mỹ và các đồng minh Ả-rập vừa tiến hành cách đây vài tuần.
Hồi đầu tháng này, tàu đổ bộ tấn công USS Bataan đã tới vùng Vịnh mang theo nhóm viễn chinh thủy quân lục chiến rất mạnh.
Con tàu này không chỉ làm căn cứ bàn đạp cơ động cho hàng nghìn lính thủy đánh bộ Mỹ mà nó còn đóng vai trò như một tàu sân bay với hơn 20 chiếc trực thăng và máy bay chiến đấu.
Hiện tàu Bataan đã gia nhập vào nhóm tác chiến của siêu tàu sân bay USS Eisenhower thuộc lớp Nimitz tại khu vực mặc dù hiện tàu Eisenhower vẫn đang ở biển Ả-rập. Gộp chung, 2 tàu này có trong tay hơn 100 máy bay các loại nếu phát động tấn công Iran.
Hơn một tháng trước, Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận có bắn đạn thật tại vùng Vịnh ở khu vực cách bờ biển Iran chừng 200 dặm (360km). Các máy bay AC-130 sát thủ của Hải quân Mỹ cũng tiếp hành huấn luyện săn diệt các tàu tấn công nhanh giống loại mà IRGC đang sử dụng phổ biến.
Lần đầu tiên sau nhiều năm Hải quân Mỹ triển khai cùng lúc 2 tàu sân bay tới Vùng Vịnh. Ảnh minh họa.
Không chỉ trên biển, các lực lượng Mỹ tại UAE cũng tiến hành bắn đạn thất đối với các tổ hợp pháo phản lực HIMARS có tầm bắn tới 300km.
Như vậy là cả Mỹ và Iran đều tỏ ra hết sức cứng rắn, đe dọa sử dụng vũ lực tấn công lẫn nhau.
Trước tình hình trở nên căng thẳng, hôm thứ Hai tuần này, Ngoại trưởng Iran Abbas Mousavi đã ra tuyên bố "chúng tôi trước hết câu gọi các lực lượng quốc tế đang hiện diện trái phép trong khu vực phải lập tức rời đi. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân càng sớm càng tốt, bất kể lý do họ hiện diện ở khu vực này là gì".
Với động thái bao vây và khiêu khích nhóm tàu cực mạnh của Mỹ hôm 15/04 vừa rồi, Hải quân Iran đã tỏ rõ thái độ rằng họ sẵn sàng cho tình huống xấu nhất, kể cả tấn công trực tiếp vào lực lượng Mỹ như đã từng làm hôm 07/01/2020 khi thẳng tay nã hàng chục tên lửa đạn đạo vào các căn cứ quân sự ở Iraq, khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn động não.
"Đạn đã lên nòng", hai bên đã dàn quân, trong Mỹ có 2 tàu sân bay, 2 tàu đổ bộ tấn công cùng nhiều tàu khu trục, tàu tuần dương, tàu ngầm và hàng chục nghìn quân bộ tại các căn cứ trong khu vực, chỉ cần một mồi lửa là chiến tranh có thể bùng nổ.
Hy vọng cả Washington và Tehran đều giữ được cái đầu lạnh, tránh một cuộc xung đột khốc liệt có thể dẫn tới chiến tranh quy mô lớn hơn, thế chiến thứ Ba.