Thời gian qua, việc Anh và Iran chơi trò "ăn miếng trả miếng" bằng cách bắt giữ các tàu chở dầu của nhau đã khiến tình hình Trung Đông trở lên căng thẳng hơn bao giờ hết.
Anh đã từ chối đề nghị trao trả tàu dầu bị bắt giữ từ phía Iran và đáp trả bằng tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự trên Vịnh Ba Tư gần vùng biển của Iran.
Đóng vai trò chính trong sứ mệnh khuếch trương sức mạnh quân sự và gia tăng sức ép lên Iran là Hải quân Hoàng gia Anh, lực lượng năm 2018 đã thuê được một căn cứ mới ở Bahrain rất gần với bờ biển Iran.
Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra ở đây là liệu London có đủ sức đối phó với Tehran khi mà tiềm lực Hải quân Hoàng gia Anh hiện đang quá yếu? Trong khi đó, Mỹ đã tỏ rõ thái độ "bỏ rơi" đồng minh khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố rằng giải quyết vấn đề tàu dầu bị bắt giữ là "việc riêng của nước Anh"?
British Type 45 Class Destroyer HMS Dauntless
Xét về khả năng tác chiến, những năm vừa qua Hải quân Hoàng gia Anh đã suy giảm đáng kể về cả quy mô và mức độ tin cậy. Từ một lực lượng hùng hậu gồm có 4 tàu sân bay, 13 tàu khu trục và 47 khinh hạm ở những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, nước Anh hiện nay chỉ sở hữu duy nhất 1 tàu sân bay, 6 tàu khi trục và 13 khinh hạm.
HMS Queen Elizabeth - tàu sân bay duy nhất có trong biên chế của Hải quân Anh đã đón nhận không ít tai tiếng, trong đó có vụ rò rỉ nước biển khiến con tàu phải cắt ngắn lịch trình và quay về cảng sớm khi đang thực thi nhiệm vụ.
Các tàu khu trục lớp Type 45 của Anh không chỉ không so sánh được với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Mỹ mà còn gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về độ tin cậy. Động cơ Diesel Rolls Royce của chúng được cho là suy yếu rất nhanh tại các môi trường khí hậu nóng như ở Eo biển Hormuz hoặc các vùng biển tại Đông Nam Á.
British Type 23 Class Frigate HMS Portland
Một hạm đội chỉ có 6 tàu khu trục là quá nhỏ bé để xếp vào danh sách "cường quốc quân sự nhóm 1" bởi con số này chỉ bằng số tàu Trung Quốc đưa vào biên chế trong một năm và quy mô cũng thua kém Nhật Bản tới 85% dù có cùng mức chi tiêu tương tự.
Thế nhưng, hạn chế lớn nhất của Hải quân Hoàng gia Anh lại nằm ở các yêu cầu về bảo trì và độ tin cậy thấp khi luôn luôn chỉ có từ 2 - 3 tàu chiến thường trực trong một thời điểm.
Các khinh hạm Type 23 của Anh cũng chẳng khá khẩm gì hơn lực lượng tàu khu trục khi có tới 6 trong tổng số 13 tàu không đang hoạt động.
Trước sự trỗi dậy của Nga và Trung Quốc, lại phải đối diện với tình hình bất ổn ở vùng Vịnh và yêu cầu phải bảo vệ cho các vùng lãnh thổ ở hải ngoại khiến Hải quân Anh, hiện có quy mô chỉ bằng một nửa so với năm 1991, thực sự như đang rơi vào tâm bão.
Mặc dù khả năng Anh lựa chọn biện pháp quân sự để đối phó với Iran gần như không xảy ra nhưng với tình trạng hiện tại của lực lượng Hải quân Hoàng gia thì bất cứ kế hoạch nào muốn gia tăng sức ép quân sự lên Tehran bằng việc tăng cường hiện diện tại vùng Vịnh cũng là điều rất đáng hoài nghi.
Video giới thiệu Khinh hạm HMS Montrose Hải quân Hoàng gia Anh