Phương án thứ nhất là đào bỏ toàn bộ đất nền cũ, sau đó đắp lại đất mới. Đây là phương án có giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, phải xin phép thêm mỏ đất để có đất làm vật liệu và sẽ mất thời gian rất nhiều. Hơn nữa, lớp đất cũ thải ra ảnh hưởng đến môi trường, và việc thuê bến bãi cũng phức tạp.
Phương án thứ hai là gia cố cọc xi măng. Tức khoan nhiều lỗ ở khu vực sụt lún, sau đó phun bê tông xuống để gia tăng cường độ lớp đất bị yếu. Phương án này nhanh, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhưng lại có giá thành cao hơn.
Truyến tránh đường Hồ Chí Minh vừa làm xong đã tan nát
Hiện tại, cả 2 phương án đề đang chờ được Bộ GTVT phê duyệt. Sau đó đơn vị thi công là Công ty CP 471 (Nghệ An) sẽ triển khai thi công.
Như đã thông tin, tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn huyện Chư Sê dài 10,8 km, do Ban Quản lý dự án 6 (Bộ GTVT) làm đầu tư với kinh phí gần 250 tỉ đồng. Đầu tháng 9-2019, đoạn đường khoảng 150m do Công ty CP 471 thi công bị sụt lún nghiêm trọng.
Hai phương án khắc phục đã được chủ đầu tư đưa ra và đang chờ được Bộ GTVT phê duyệt
Nguyên nhân được xác định là do đoạn đường có hai lớp đất yếu, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, nằm phía dưới lớp vỏ cứng, phân bổ rộng khắp khu vực sự cố và xuất hiện nước ngầm. Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án, hiện tượng này chưa được phát hiện để xử lý triệt để.
Cơ quan CSĐT, Công an Gia Lai đã khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Đào Trọng Nhất, kỹ sư địa chất của Công ty CP Tư vấn Xây dựng Giao thông 8 về hành vi Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Cơ quan công an xác định ông Nhất với vai trò là kỹ sư cầu đường có chuyên môn phụ trách việc khảo sát thiết kế của công trình nhưng không làm đúng các quy định về xây dựng dẫn đến sự cố sụt lún.