Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình

Nguyễn Phượng |

Là một nhân viên giỏi về kỹ năng chưa đủ, muốn được sếp tin cậy và trọng dụng, hãy là người thấu hiểu suy nghĩ của cấp trên.

Bài học từ câu chuyện sếp nhờ nhân viên đi mua thuốc lá

A và B là hai nhân viên thuộc phòng marketing của một doanh nghiệp lớn. Cả hai được nhận vào làm gần như cùng một lúc, năng lực tốt nên rất được giám đốc quý mến.

Một ngày kia, sếp dẫn cả A và B đi gặp nữ khách hàng để bàn về cuộc hợp tác quan trọng. Đang trong lúc nói chuyện, sếp rút ra một số tiền đưa cho 2 nhân viên rồi nhờ họ mua giúp bao thuốc lá.

Vừa đi ra khỏi cửa, A liền nói có chút chuyện riêng nên nhờ B đi mua trước, lát sau sẽ quay lại. B không mảy may suy nghĩ nên đồng ý.

Tuy nhiên, B vô cùng băn khoăn bởi bình thường chẳng thấy sếp hút thuốc lá bao giờ nên không biết sếp thích loại nào. Hơn nữa, số tiền mà sếp đưa lại khá ít, nếu muốn mua loại tốt thì sẽ không đủ mà mua lại rẻ thì sợ sếp phật ý. Để lấy lòng cấp trên, B liền tự bỏ tiền túi ra bù vào rồi mua một bao thuốc thật sang trọng đem về.

Nhìn thấy B, sếp tỏ vẻ khá ngạc nhiên nhưng vẫn cầm bao thuốc rồi tiếp tục nói chuyện với nữ khách hàng.

Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình - Ảnh 1.

Bị đuổi việc thì không hiểu ý cấp trên

Tưởng rằng đã làm sếp hài lòng nhưng bất ngờ sáng hôm sau, phòng nhân sự đã gọi B lên và thông báo, anh không phù hợp với vị trí nhân viên marketing nên chấm dứt hợp đồng.

Không chấp nhận được sự thật phũ phàng này, B lên hẳn phòng giám đốc để thắc mắc. Anh giãi bày đã cố gắng tìm thuốc lá cho sếp vất vả ra sao, còn tự bỏ thêm tiền bù vào trong khi A lại đi làm việc riêng.

Nghe đến đây, vị giám đốc từ tốn đưa ra cho B 4 câu hỏi để anh ta tự tìm ra câu trả lời cho mình.

1. Tôi đưa cho anh thiếu tiền là do tôi không có?

2. Bình thường tôi không hút thuốc lá vậy tại sao lại yêu cầu hai anh đi mua thuốc lá?

3. Trong quán cà phê, vị khách hàng lại là nữ giới, có thích hợp để hút thuốc lá không?

4. Tại sao A sau đó đi đâu mất hút?

Đến đây, B mới hiểu ra tất cả. Thực chất là sếp không hề thiếu tiền và cũng không hề muốn hút thuốc. Mục đích chính của ông là muốn hai người họ đi chỗ khác, nhưng trước mặt khách hàng nên không muốn nói thẳng ra. 

Có lẽ, giám đốc có việc riêng muốn bàn bạc với vị nữ khách hàng kia mà không muốn để hai người họ được biết. Giá như anh nhạy bén hơn một chút thì có lẽ đang không nhận về kết quả như ngày hôm nay.

Bí quyết giúp bạn và sếp luôn hiểu ý nhau

Làm một nhân viên giỏi chưa đủ, nếu bạn muốn được thăng tiến và trở thành người thân cận của cấp trên thì bạn cần có sự thấu hiểu về con người, tính cách, phong cách làm việc của sếp. Với những nhân viên đã lâu năm thì điều này có lẽ không khó nhưng nếu bạn đang chỉ là ''gà mờ'', chân ướt chân ráo về cơ quan thì hãy rèn luyện từ những kỹ năng nhỏ nhất.

Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình - Ảnh 3.

Hãy thấu hiểu sếp để có thể trở thành cánh tay phải đắc lực của cấp trên

Biết lắng nghe

Lắng nghe là hành động thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên, vậy nên đừng bao giờ ngắt lời hay tỏ ra ''tôi thừa hiểu'' khi sếp đang nói. Hơn nữa, khi tập trung nghe lời sếp truyền đạt sẽ giúp bạn nắm được trọng tâm và hiểu những gì sếp muốn.Đặc biệt, đối với những nội dung quan trọng, bạn cũng tuyệt đối đừng ỷ lại vào trí nhớ, hãy viết tất cả ra giấy và xem lại mỗi khi cần.

Lan tỏa sự tích cực

Một nhân viên với thái độ tích cực luôn là hình mẫu mà các vị sếp tìm kiếm, dù đồng nghiệp của bạn có xấu tính đến mức độ nào thì bạn cũng không nên liên tục chê bai, chỉ trích họ trước mặt sếp, hãy chỉ đề cập đến những điều tốt đẹp một cách khách quan.

Linh hoạt

Như trường hợp anh bạn bị đuổi việc trong câu chuyện sếp nhờ đi mua thuốc lá, chính bởi sự thiếu linh hoạt trong các tình huống đã khiến ''khổ chủ'' nhận ''trái đắng''. Chưa kể, B còn là nhân viên marketing- một nghề đòi hỏi cao về sự nhạy bén, sáng tạo, năng động chứ không phải một người chờ đợi sếp ''chỉ đâu đánh đó''.

Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình - Ảnh 5.

Linh hoạt trong mọi tình huống thay vì chờ đợi sếp nhắc nhở

Đừng chê bai lỗi sai của sếp

Sếp của bạn không phải thánh nhân, họ cũng sẽ có lúc mắc sai lầm trong công việc. Những lúc như thế, đừng vội vàng lật tẩy sếp, hãy quan sát tình hình để đưa ra phán đoán chính xác, nếu có thể thì bạn nên chỉ ra lỗi của họ khi chỉ có 2 người.

Dành thời gian tìm hiểu sếp

Một trong những yếu tố tạo ra đồng thuận giữa bạn và sếp đó là bạn phải thực sự hiểu về cấp trên của mình. Hãy bỏ chút thời gian tìm hiểu về cách làm việc, sở thích, quan điểm về cuộc sống của sếp. Đó sẽ là cơ sở để bạn xây dựng mối quan hệ vững chắc và tốt đẹp hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại