Hai chị em ruột cùng bị bệnh siêu lão hóa từ lúc còn bé thơ, cuộc sống bi kịch khiến ai cũng xót xa

ĐỨC 2 XÍCH |

Không chỉ chịu đựng những rắc rối do lão hóa sớm gây ra, hai chị em còn phải sống trong sự dè bỉu, bắt nạt của bạn đồng trang lứa.

Một chứng bệnh lạ đã khiến cho cặp chị em Keshav Kumar, 18 tháng tuổi và Anjali Kumari, 7 tuổi, mang hình dáng của người già với làn da nhăn nheo và phải chịu cơn đau nhức khớp và gương mặt sưng phù. Không chỉ vậy, hai em còn phải chịu đựng nỗi đau về tinh thần khi luôn bị dòm ngó ở khắp mọi nơi và hầu như không có phương án chữa trị cho căn bệnh này.

Hiện 2 bé đang sống với cha mẹ, ông Shatrughan Rajak, 40 tuổi, và bà Rinki Devi, 35 tuổi, tại TP Ranchi, bang Jharkhand, Ấn Độ. Đứa con gái đầu lòng của họ, Shilpi, 11 tuổi, may mắn không mắc phải căn bệnh trên.

Hai chị em ruột cùng bị bệnh siêu lão hóa từ lúc còn bé thơ, cuộc sống bi kịch khiến ai cũng xót xa - Ảnh 1.
Hai chị em ruột cùng bị bệnh siêu lão hóa từ lúc còn bé thơ, cuộc sống bi kịch khiến ai cũng xót xa - Ảnh 2.

Hình ảnh Anjali và Keshav Kumar

Ông Shatrughan, làm nghề giặt ủi với thu nhập 4.500 rupee/tháng, cho biết: "Tôi mong sao sẽ có thuốc chữa cho con. Mọi người ở đây đều gọi chúng là 'ông bà già' và điều đó khiến tôi rất đau lòng. Chúng tôi đã cố tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ địa phương nhưng họ nói rằng chỉ ra nước ngoài mới có cơ may chữa được bệnh".

Khi Anjali mới được 6 tháng, cô bé đã phải vào viện vì bệnh viêm phổi. "Sau khi khỏi bệnh, đột nhiên cơ thể con bé khô đét lại và da dẻ chảy xệ xuống. Chúng tôi đem nó trở lại bệnh viện nhưng người ta nói không thể chữa khỏi căn bệnh này và chỉ có thể trông đợi vào phép màu. Họ bảo sẽ báo cho chúng tôi nếu có thuốc chữa nhưng mãi vẫn chẳng có tin tức gì. Kể từ đó, da con bé lão hóa rất nhanh" - ông Shatrughan nói thêm.

5 năm sau, họ quyết định sinh thêm một đứa con. Bé trai Keshav ra đời và ngay lập tức, họ phát hiện cậu bé cũng có những triệu chứng giống như chị gái.

Hai chị em ruột cùng bị bệnh siêu lão hóa từ lúc còn bé thơ, cuộc sống bi kịch khiến ai cũng xót xa - Ảnh 4.
Hai chị em ruột cùng bị bệnh siêu lão hóa từ lúc còn bé thơ, cuộc sống bi kịch khiến ai cũng xót xa - Ảnh 5.

Keshav Kumar và chị cả

"Chúng tôi không đưa Keshav tới bác sĩ vì tôi biết nó bị giống như Anjali. Chúng tôi rất nghèo trong khi chuyện khám bệnh rất tốn kém" - ông Shatrunghan buồn rầu nói.

Hai đứa bé đáng thương trên thường bị trêu chọc vì ngoại hình kỳ lạ và chúng đi đến đâu cũng bị nhìn chằm chằm như người ngoài hành tinh. Chúng mơ ước được bình thường như những đứa trẻ khác nhưng đáng buồn thay, bệnh của chúng không có thuốc chữa.

Trả lời phỏng vấn báo chí, cô bé Anjali thổ lộ bé thường phải nghe những từ ngữ khó nghe khi đến trường. "Cháu biết cháu khác các bạn về tất cả mọi thứ, từ khuôn mặt đến cơ thể. Mặt cháu lúc nào cũng sưng lên trong khi mọi người đều bình thường. Mọi người luôn nhìn chằm chằm vào cháu và trêu chọc. Các bạn ở trường hay gọi cháu là 'bà ngoại', 'bà già', 'con khỉ' và điều này khiến cháu rất khó chịu. Cháu muốn được đối xử như một đứa trẻ bình thường" - cô bé buồn bã thổ lộ.

Bé Shilpi, chị cả, tỏ ra rất quan tâm và bảo vệ hai em. Em nói: "Cháu rất tức giận khi mọi người trêu chọc các em. Cháu sẽ mãi ở bên cạnh hai em nhưng cháu mong chúng sẽ học thật giỏi để không phải dựa dẫm vào ai cả khi lớn lên. Cháu sẽ dạy hai em trở nên mạnh mẽ".

Hiện tại Anjali đã phải trải qua những triệu chứng thường hay gặp ở người già. Các khớp xương của bé đau nhức, thở khó, da chùng xuống và mắt kém. Hệ miễn dịch của bé cũng rất yếu khiến em thường xuyên bị bệnh.

Hai chị em ruột cùng bị bệnh siêu lão hóa từ lúc còn bé thơ, cuộc sống bi kịch khiến ai cũng xót xa - Ảnh 7.

Hình ảnh Keshav Kumar tại lớp học

Bà Rinki, mẹ của hai đứa trẻ, buồn bã: "Tôi luôn xoa bóp chân cho Anjali, con bé lúc nào cũng đau đớn. Anjali liên tục hỏi tôi khi nào con bé mới được như chị nó".

Mỗi tháng, ông Shatrughan bỏ ra 500 rupee để điều trị cho Anjali và Keshav nhưng việc này không đem lại kết quả. Vả lại, ông cũng không có đủ tiền để chi trả cho thuốc men.

Hầu hết trẻ em có mắc bệnh này đều không sống qua 13 tuổi. Trên thế giới, cứ 4 triệu trẻ em được sinh ra thì sẽ có 1 ca mắc bệnh này. Nguyên nhân là do đột biến trong một gen đặc biệt, làm cho protein trong gen này trở nên bất thường. Progerin - tên của loại protein này, sẽ bị phá vỡ dễ dàng hơn khi các tế bào sử dụng nó.

Nguồn: Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại