Chiều 24/7, phát biểu tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, liên quan đến kết quả đạt được sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, ông Tuấn cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động ổn định; doanh thu năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD, tăng 2,5 lần so với năm 2008; nộp ngân sách 180 triệu USD, tăng 3 lần so với năm 2008.
Nhiều doanh nghiệp có sản phẩm công nghiệp chủ lực có mức doanh thu trên 1.000 tỷ đồng/năm. Hiện nay đã có 43 cụm công nghiệp được lấp đầy, hoạt động ổn định.
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề được khuyến khích phát triển, đến hết năm 2017, Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, tăng 70 làng so với năm 2010.
Năm 2017, thu ngân sách đạt 212.276 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2008. Chi ngân sách địa phương tăng bình quân 15,28%/năm, năm 2017 gấp 3,6 lần so với năm 2008.
Tỷ lệ chi xây dựng cơ bản bình quân đạt 45,5% tổng chi ngân sách, cao hơn nhiều so với tỷ lệ chi xây dựng cơ bản của cả nước.
Đến nay, tỷ lệ hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng đạt gần 100%. Đã xây dựng và vận hành Cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Hà Nội; đưa Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào hoạt động tại Sở TT&TT; thí điểm thực hiện dịch vụ đỗ xe Iparking; đang triển khai nghiên cứu Trung tâm điều hành thông minh thành phố Hà Nội.
Đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành công tác rà soát, sắp xếp bộ máy hành chính, giảm được 59 phòng, ban; với 39 cấp trưởng, 143 cấp phó phòng, ban trực thuộc các sở, ngành Thành phố.
Giảm 130 đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở; giảm 27 BQL dự án, 2 quỹ, với 30 cấp trưởng, 69 cấp phó tại các đơn vị trên; toàn Thành phố đã tinh giản được được 1.549 biên chế.