Hà Nội: Nữ tài xế thừa nhận uống rượu bia nhưng thổi không lên nồng độ cồn, xử lý thế nào?

Chi Chi TH |

Nữ tài xế ở Hà Nội khi gặp tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an Hà Nội) thì thừa nhận uống rượu nhưng khi thổi nồng độ cồn lại không có.

Tối 12/3, Đội CSGT đường bộ số 6 thuộc Phòng CSGT Công an Hà Nội đã thiết lập chốt kiểm soát vi phạm nồng độ cồn tại khu vực ngã tư Hàm Nghi - Nguyễn Cơ Thạch, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Vào khoảng 21h11, lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra một chiếc ô tô biển kiểm soát 30A-551.xx, do một phụ nữ lái xe chở theo chồng. Ngay khi cửa xe được mở, tổ công tác phát hiện trong ô tô nồng nặc mùi rượu

Báo Dân Trí đưa tin từ hiện trường cho biết, nữ tài xế đã xác nhận rằng mình và chồng đã uống rượu bia vào chiều cùng ngày. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra nồng độ cồn của chị này lại không vi phạm.

Thiếu tá Lê Văn Đông, Tổ trưởng tổ công tác cho biết mặc dù nữ tài xế thừa nhận đã uống rượu, nhưng máy đo không ghi nhận vi phạm nào là điều bình thường.

"Tùy theo cơ địa của từng người khác nhau, mà nồng độ cồn trong cơ thể của họ sẽ bị đào thải nhanh hoặc chậm. Đối với trường hợp này, khi máy đo nồng độ cồn không cho kết quả, thì nữ tài xế sẽ không vi phạm", Thiếu tá Đông nói với nguồn trên.

Theo dõi thông tin về sự việc, Luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho báo Thanh Niên hay việc không xử phạt đối với nữ tài xế nêu trên là hoàn toàn hợp lý. Vì nguyên tắc là dựa vào kết quả máy đo mà máy cho kết quả bằng 0, đồng nghĩa không có căn cứ để kết luận là tài xế vi phạm nồng độ cồn, dù họ thừa nhận đã uống rượu, bia.

Hà Nội: Nữ tài xế thừa nhận uống rượu bia nhưng thổi không lên nồng độ cồn, xử lý thế nào?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: TPO

Luật sư nhấn mạng rằng, việc xử phạt cần dựa trên kết quả từ máy đo tức là thiết bị kỹ thuật đã được kiểm định theo đúng quy định của pháp luật, chứ không phụ thuộc vào lời khai của tài xế. Do đó, nếu tài xế khẳng định không có uống rượu bia nhưng thiết bị đo lại cho thấy nồng độ cồn, lực lượng CSGT vẫn có đầy đủ cơ sở pháp lý để tiến hành xử phạt.

Vietnamnet dẫn thông tin từ Science Direct cho biết, khi thấy mùi rượu từ tài xế hoặc trên ô tô, cảnh sát thường đưa ra quyết định kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, hơi thở có mùi rượu không đồng nghĩa với vi phạm nồng độ cồn.

Bộ Giao thông Vận tải Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với sự tham gia của 75 nam giới sau khi họtiêu thụ đồ uống có cồn. Kết quả sau 30 phút, cảnh sát tiến hành kiểm tra và đánh giá xem những người này có vi phạm quy định về nồng độ cồn dựa trên hơi thở có mùi rượu cùng các dấu hiệu khác như khuôn mặt đỏ gay, cách nói lắp bắp, hành vi mất tập trung, tóc tai bù xù... Kết quả cho thấy có 7% trong số những người lái xe mặc dù có mùi rượu nhưng lại có nồng độ cồn là 0.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại