Theo BHXH Hà Nội, những đơn vị có tên trong danh sách đã có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của hơn 2 vạn lao động, gây ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
Với số tiền là hơn 28,4 tỷ đồng trong thời gian 60 tháng Công ty Cổ phần LILAMA 3 (
Lô 24-25, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu danh sách những đơn vị nợ "khủng".
Tiếp theo là Công ty TNHH May mặc Xuất khẩu VIT Garment (Mê Linh) nợ 21 tháng với số tiền trên 24 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Cầu 12 CIENCO 1 (Long Biên) nợ 16,972 tỷ đồng trong 18 tháng; Chi nhánh Công ty Ô tô Xuân Kiên VINAXUKI (Mê Linh) còn nợ 65 tháng với số tiền 16,907 tỷ đồng;…
Bên cạnh những doanh nghiệp có số nợ lớn, thời gian nợ kéo dài được BHXH thành phố Hà Nội công bố thì có 03 đơn vị sử dụng lao động có số nợ BHXH ít nhất, với tổng số tiền nợ là 1,566 tỷ đồng: Công ty Cổ phần Xây dựng DCC (Nam Từ Liêm); Công ty Cổ phần Hà Quang (Đông Anh); Công ty Cổ phần Đầu tư xây lắp hệ thống điện và Tư vấn xây dựng Đông Anh (Nam Từ Liêm).
Nguyên nhân chính là do một số doanh nghiệp cố tình trốn tránh việc tham gia BHXH cho người lao động; do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên nhiều doanh nghiệp phải giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động.
Trước tình trạng nhiều người lao động đang chịu thiệt thòi vì không được giải quyết chế độ BHXH bởi các doanh nghiệp nợ đọng BHXH, từ ngày 01-01-2018 tới đây, hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự: bị phạt tù đối với cá nhân, phát tiền đối với pháp nhân theo quy định tại Điều 214 (Tội gian lận BHXH, BHTN) và Điều 216 (Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động) của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (sửa đổi).
Link gốc: Tại đây