Theo đó, Hà Nội đã chính thức trở thành một trong 66 thành phố sáng tạo mới, bên cạnh một loạt các thành phố mới cùng được ghi danh đợt này như Bangkok, Ambon, Cebu, Jinju, Mumbai, Nam Kinh…
Tháng 7 vừa qua, Hà Nội nộp hồ sơ ứng cử vào Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO.
Trong đó, Hà Nội xác định nhiệm vụ là trọng tâm là đặt sáng tạo vào trung tâm phát triển bền vững, với tầm nhìn đưa Hà Nội thành thủ đô sáng tạo của khu vực Đông Nam Á.
Trọng tâm của Hà Nội là đặt sự sáng tạo, đặc biệt từ góc độ thiết kế vào trung tâm của sự phát triển bền vững, với tầm nhìn trở thành Thủ đô sáng tạo của Đông Nam Á.
Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO hiện có tổng cộng 246 thành phố. Các thành phố thành viên đến từ các châu lục khác nhau, các khu vực với mức thu nhập và dân số khác nhau. Mục đích chung của họ là hướng tới sứ mệnh:
Dùng sự sáng tạo và nền kinh tế sáng tạo làm cốt lõi trong kế hoạch phát triển đô thị theo hướng an toàn, bền vững, toàn diện gắn với Chương trình Phát triển bền vững của UNESCO tới năm 2030.
Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã bày tỏ: “Mỗi thành phố trên toàn thế giới đều biến văn hóa thành trụ cột trong chiến lược phát triển của họ".
Mạng lưới thành phố Sáng tạo UNESCO được thành lập năm 2004 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các thành phố vinh danh quốc tế với việc lấy “nguồn lực văn hóa” và “sáng tạo văn hóa” làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị một cách bền vững.
Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, thiết kế, điện ảnh, ẩm thực, văn học, nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc.