Theo nội dung tờ trình, số tăng thu học phí một phần để thực hiện cải cách tiềnlương theo quy định, phần còn lại dành để chi sự nghiệp giáo dục hằng năm.
UBND thành phố Hà Nội thông tin, mức thu học phí đề xuất tăng so với năm học 2017-2018 nằm trong khung quy định của Chính phủ, góp phần huy động nguồn lực từ sự đóng góp của người dân.
Cụ thể, khu vực thành thị tăng 45.000 đồng/học sinh/tháng (tỷ lệ 40,9%); khu vực nông thôn tăng 20.000 đồng/học sinh/tháng (tỷ lệ 36,4%); khu vực miền núi tăng 5.000 đồng/học sinh/tháng (ty lệ 35,7%).
THU NHẬP BÌNH QUÂN GẦN 4,5 TRIỆU ĐỒNG/NGƯỜI
Theo UBND thành phố, mức thu học phí đề xuất phù hợp khả năng chi trả của người dân thành phố so với thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng.
Kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy, thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng toàn thành phố năm 2017 là gần 4,5 triệu đồng.
Ty lệ giữa mức thu học phí đề xuất với thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng khoảng 2,92% với khu thành thị và 2,1% với khu vực nông thôn.
“Với thu nhập hiện nay, việc tăng học phí năm học 2018-2019 làm tăng khả năng chi trả việc học khoảng 0,85% so với thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng với khu vực thành thị; 0,56% với khu vực nông thôn”, UBND thành phố Hà Nội cho biết.
Trong báo cáo giữa kỳ về tình hình thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của thành phố, UBND thành phố Hà Nội cho biết, tổng mức vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn sau cập nhật điều chỉnh là 101.846 tỷ đồng.
Sau 2 năm rưỡi triển khai, thành phố giải ngân gần 37.000 tỷ đồng, đạt 36%.