H-20, oanh tạc cơ tàng hình mới của Trung Quốc có thể ‘thay đổi cuộc chơi’

Anh Minh |

Chuyên gia nói H-20 đe dọa tài sản và lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nếu máy bay đi vào hoạt động, nó có khả năng trở thành kẻ thay đổi cuộc chơi.

Hình ảnh mô tả máy bay ném bom tàng hình H-20 mới của Trung Quốc. CCTV/ YouTube

Hình ảnh mô tả máy bay ném bom tàng hình H-20 mới của Trung Quốc. CCTV/ YouTube

Đầu năm nay, Không quân Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) đã chia sẻ đoạn video có thể bao gồm một số cảnh quay "nửa kín nửa hở" về chiếc máy bay ném bom tàng hình Xian H-20 sắp chính thức được công bố.

Cấu hình của Xian H-20 nhanh chóng được so sánh với máy bay ném bom B-2 Spirit của Không quân Mỹ, cũng như chiếc B-21 Raider sắp ra mắt.

Một số chi tiết về Xian đã được tiết lộ hoặc công khai, nhưng tuần này, các bức ảnh mới đã được công bố trên ấn bản mới nhất của Hiện đại binh khí, một tạp chí do tập đoàn quốc phòng nhà nước Trung Quốc Norinco điều hành.

Bốn hình ảnh do máy tính tạo ra dường như cho thấy các chi tiết chính của Xian H-20 bao gồm một khoang chứa vũ khí, hai cánh đuôi có thể điều chỉnh, một radar trên không ở phía trước và hai cửa hút khí tàng hình ở mỗi bên.

Toàn bộ chiếc máy bay ném bom có lẽ được bao phủ trong một lớp vật liệu hấp thụ radar màu xám đen.

Vì chiếc máy bay ném bom này vẫn chưa được chính thức công nhận, rất ít hình ảnh hoặc thậm chí chi tiết đã từng được tiết lộ công khai, nhưng hình dạng và kích thước của chiếc máy bay này tương tự như trong video quảng cáo được đăng tải trên truyền thông nhà nước vào tháng 1, SCMP đưa tin.

Đoạn video đó do Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) sản xuất để kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Tây An (XAC), nhà thầu quốc phòng Trung Quốc đang phát triển H-20.

Một "video nóng bỏng" tương tự được tung ra vào tháng 5 năm 2018, cũng là “một cảnh thoáng qua” về một chiếc máy bay trông tương tự được hé lộ một phần dưới một tấm vải phủ lớn.

Nhiều báo cáo cho rằng H-20 có thể được trang bị tên lửa hạt nhân hoặc thông thường, và sẽ có trọng lượng cất cánh tối đa ít nhất 200 tấn và trọng tải lên tới 45 tấn. Người ta suy đoán rằng máy bay có thể bay ở tốc độ cận âm và cũng có thể được trang bị tới 4 tên lửa hành trình tàng hình siêu vượt âm.

Dựa trên những gì đã biết về H-20, người ta tin rằng XAC đã ưu tiên khả năng tàng hình và tầm bay hơn tốc độ - có thể cho phép máy bay ném bom này tấn công ở khoảng cách mà trước đây nằm ngoài tầm hoạt động của máy bay ném bom của PLAAF.

"Vì vậy, điều đó có nghĩa là lợi thế của máy bay là ném bom chiến lược, vì vậy nó sẽ có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa, có lẽ ở chuỗi đảo thứ hai và xa hơn nữa”, Jon Grevatt, một chuyên gia về máy bay chiến đấu, nhà phân tích quốc phòng châu Á - Thái Bình Dương tại Janes, nói với South China Morning Post trong tuần này.

Trong các tác phẩm của Trung Quốc, Chiến lược Chuỗi đảo được chia thành 3 phần, cụ thể là chuỗi đảo đầu tiên, chuỗi đảo thứ hai và chuỗi đảo thứ ba.

Chuỗi đảo đầu tiên bắt đầu tại quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines. Đây là chuỗi đầu tiên ngăn chặn các nước xã hội chủ nghĩa thân cận với Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ thì chuỗi đó tập trung vào Trung Quốc. Phần quan trọng của chuỗi đầu tiên là Đài Loan.

Chuỗi đảo thứ hai có thể có hai cách giải thích khác nhau, nhưng cách thường được sử dụng nhiều nhất là chuỗi đảo từ quần đảo Ogasawara và quần đảo Volcano của Nhật Bản đến quần đảo Mariana là lãnh thổ của Mỹ.

Vì nó nằm ở phần giữa của Thái Bình Dương, nó hoạt động như một tuyến phòng thủ chiến lược thứ hai của Mỹ.

Ông Grevatt nói thêm: “… (H-20) sẽ đe dọa tài sản và lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương. Nếu máy bay đi vào hoạt động, nó có khả năng trở thành kẻ thay đổi cuộc chơi”.

Chiến lược Chuỗi đảo, được nhà chính sách đối ngoại Mỹ John Foster Dulles hình thành lần đầu tiên vào năm 1951 trong Chiến tranh Triều Tiên, bao gồm một "vành đai đảo thứ hai" gồm các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản, Guam và Philippines. H-20, có thể đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này, chắc chắn sẽ đưa các căn cứ đó vào tầm bắn.

Tháng 12 năm ngoái, PLAAF đã phát hành một video trên tài khoản mạng xã hội Weibo của họ trình bày một cuộc tấn công mô phỏng vào nơi có vẻ là Căn cứ Không quân Andersen nằm trên lãnh thổ Guam của Mỹ.

Nó vẫn là căn cứ không quân quan trọng nhất của Mỹ ở phía tây Hawaii và là căn cứ duy nhất ở Tây Thái Bình Dương có thể phục vụ lâu dài các máy bay ném bom chiến lược hạng nặng của Mỹ bao gồm B-1B Lancer, B-2 Spirit và B-52 Stratofortress.

Nó sẽ là một phần quan trọng trong bất kỳ hoạt động quân sự nào của Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh ở châu Á.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại