GS khoa Nhi cảnh báo: Trẻ dậy thì sớm để lại hậu quả nghiêm trọng, đây là cách phòng ngừa

Vân Hồng |

Như thế nào thì được xem là trẻ bị dậy thì sớm, nguyên nhân do đâu và cách khắc phục thế nào? Bài viết này của giáo sư nhi khoa sẽ giúp bạn phòng bệnh cho trẻ hiệu quả hơn.

Trong các báo cáo về kết quả khảo sát tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em ở Trung Quốc cho thấy, tỉ lệ trẻ dậy thì sớm đang tăng lên hàng năm.

Như thế nào được cho là trẻ bị dậy thì sớm? Trẻ dậy thì sớm có sự khác biệt gì so với trẻ dậy thì bình thường, đúng tuổi?

Theo giáo sư Trần Vĩ Bân, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhạc Dương Đông tây y kết hợp, Đại học Trung y Thượng Hải (TQ), thời điểm dậy thì của mỗi một đứa trẻ là không giống nhau, nhưng trong giới y học, vẫn phải có những tiêu chuẩn nhất định để chẩn đoán thế nào là dậy thì sớm.

Theo các chuyên gia, khái niệm dậy thì sớm thông thường là trẻ gái trước 8 tuổi, dậy thì có các biểu hiện như vú to lên, mọc lông vùng kín, bắt đầu có hiện tượng tiết dịch âm đạo, trong đó 2 yếu tố đầu là biểu hiện đặc trưng nhất. Hoặc trẻ gái có kinh nguyệt trước 10 tuổi.

Trẻ trai trước 10 tuổi có sự thay đổi về âm thanh giọng nói (vỡ giọng), tinh hoàn to lên, mọc lông vùng kín, có dấu hiệu xuất tinh, mộng tinh. Đó là những đặc trưng của một đứa trẻ dậy thì sớm.

Cũng có một số học giả nhận định rằng, trẻ được coi là dậy thì sớm nếu như có các dấu hiệu dậy thì sớm trước 2 năm so với tuổi trung bình trẻ dậy thì sống cùng địa phương. Vì thế, để chẩn đoán khi nào là dậy thì sớm, cũng là vấn đề cần xem xét cẩn thận. Thông thường sẽ phải chẩn đoán dựa trên những nghiên cứu và đánh giá của người có chuyên môn.

GS khoa Nhi cảnh báo: Trẻ dậy thì sớm để lại hậu quả nghiêm trọng, đây là cách phòng ngừa - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Làm thế nào để xác định tuổi dậy thì đúng hay sai? Trẻ có bị dậy thì sớm hay không?

Giáo sư Bân cho biết, có tới 80% trẻ gái và 50% trẻ trai được chẩn đoán là dậy thì sớm xuất phát từ nguyên nhân giả dậy thì. Tức là không phải thật sự bị dậy thì, mà chỉ có vẻ như là dậy thì sớm (dù người phổng phao nhưng vẫn chưa thuộc diện dậy thì sớm). Số còn lại mới thật sự mắc bệnh dậy thì sớm.

Vậy làm cách nào để chẩn đoán đúng trẻ có dậy thì sớm hay không. Cách chẩn đoán tốt nhất chính là phải tiến hành kiểm tra xét nghiệm chỉ số hormone giới tính và chỉ số gonadotropin (LHRH).

Ngoài ra, có các phép đo hormone giới tính, chỉ số trưởng thành biểu hiện ở âm đạo, kiểm tra tuổi xương, tử cung, buồng trứng, siêu âm tinh hoàn… để có một số cơ sở chẩn đoán bổ trợ.

Những nguy cơ khi trẻ bị dậy thì sớm

Theo các chueyen gia, trẻ bị dậy thì sớm dễ để lại những nguy cơ vô cùng lớn, thậm chí có những trẻ có có những vấn đề nghiêm trọng như tổn thương tâm sinh lý, vóc dáng thấp lùn, rối loạn nội tiết tố, tâm lý tự ti, trầm cảm.

1. Cơ thể thấp lùn

Do sự phát triển nhanh chóng của xương, chu kỳ tăng trưởng của tuổi dậy thì bị rút ngắn đáng kể dẫn đến không có đủ thời gian để cơ thể phát triển bình thường. Do đó, chiều cao của trẻ dậy thì sớm sẽ thấp lùn hơn so với người bình thường. Hơn một nửa số trẻ em mắc bệnh dậy thì sớm đều có chiều cao không quá 150 cm.

2. Rối loạn nội tiết

Dậy thì sớm bản chất là một bệnh về nội tiết, chỉ có điều những trẻ bị dậy thì sớm sẽ có sự khác biệt về mức độ rối loạn nội tiết. Những trẻ có dấu hiệu nhẹ, chủ yếu biểu hiện ở việc mất cân bằng nội tiết.

Những trẻ có mức độ nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến hoặc kết hợp với các rối loạn nội tiết khác, tiếp theo là xuất hiện nhiều biểu hiện lâm sàng hơn.

GS khoa Nhi cảnh báo: Trẻ dậy thì sớm để lại hậu quả nghiêm trọng, đây là cách phòng ngừa - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

3. Tính cách và cảm xúc thay đổi, bị áp lực, trầm cảm

Khi trẻ bị dậy thì sớm, chúng sẽ có những áp lực tâm lý khi so sánh bản thân mình với bạn bè xung quanh.

Khi bản thân có sự khác biệt về ngoại hình, cơ thể, sẽ có cảm giác lạc lõng, trầm cảm, từ đó sinh ra cảm giác tự ti, sợ hãi, tâm trạng bất an, ảnh hưởng lớn đến tình trạng tâm lý và sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.

Các giải pháp phòng ngừa phụ huynh nên tuân thủ nghiêm túc

1. Béo phì là một nguyên nhân cần đề phòng đầu tiên

Để phòng ngừa chứng bệnh dậy thì sớm ở trẻ em, giáo sư Trần Vĩ Bân đã đưa ra một số lời khuyên cho các bậc làm cha mẹ.

Đối với chứng dậy thì sớm nguyên phát ở trẻ em, người lớn hoàn toàn có thể phòng ngừa. Ví dụ, nếu người mẹ uống thuốc tránh thai thì nên để xa tầm với của trẻ, không để trẻ uống nhầm thuốc có thể gây chứng dậy thì sớm.

Sở dĩ có lời khuyên này vì các chuyên gia đã phát hiện ra rằng, trẻ uống thuốc có chứa estrogen sẽ phát triển tuyến vú sau từ 2-24 tháng. Khi dừng uống thì tình trạng phát triển đó cũng biến mất.

2. Tránh ăn quá nhiều

Trẻ béo phì, cơ thể dư thừa lượng mỡ cũng rất dễ bị dậy thì sớm, vì thế cần kiểm soát số lượng chất béo và đường khi cho trẻ ăn, đảm bảo đủ lượng chất đạm và vitamin, tốt hơn hết là nên ăn nhiều sữa và rau củ quả tươi.

3. Tăng cường vận động, thể dục thể thao

Mỗi ngày nên cho trẻ hoạt động thể dục từ 20 đến 30 phút. Các bài tập có lợi cho sự phát triển lâu dài của trẻ bao gồm nhảy dây, leo cầu thang, kéo xà ngang, chạy, nhảy cao, bơi lội, đá cầu…

Vào mùa hè, tránh cho trẻ tiếp xúc ánh nắng mặt trời với bức xạ cực tím quá mức, vì những tia cực tím cũng có thể thúc đẩy sự phát triển giới tính, dẫn đến dậy thì sớm.

4. Trẻ phải được ngủ đủ giấc

Vì tuyến yên sẽ tiết ra hoóc môn tăng trưởng ở mức cao điểm vào ban đêm, vì thế cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ phải được ngủ đủ giấc, thường là không dưới 9 giờ.

GS khoa Nhi cảnh báo: Trẻ dậy thì sớm để lại hậu quả nghiêm trọng, đây là cách phòng ngừa - Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

5. Chế độ ăn uống: Cha mẹ phải nhớ những điều cấm kỵ

Có nhiều bậc phụ huynh thường đặt câu hỏi, làm sao để phòng ngừa dậy thì sớm, chế độ ăn bình thường nên chọn lựa thế nào?

Theo các chuyên gia, vấn đề dinh dưỡng không phải cứ càng phong phú càng tốt, mà một số thực phẩm không phù hợp với trẻ em, vì thế ăn uống cũng cần phải biết rõ những món nên tránh.

Tránh thức ăn bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ quá mức như đông trùng hạ thảo, nhân sâm, sữa ong chúa. Các chuyên gia Đông y cho rằng, càng bồi bổ những vị thuốc này cho trẻ, sẽ càng làm tăng nguy cơ thúc đẩy dậy thì sớm, thay đổi môi trường nội tiết bình thường của trẻ.

Hạn chế cho trẻ ăn những món thịt từ gia súc gia cầm có sử dụng chất tăng trọng, thức ăn gia súc thúc đẩy tăng trưởng. Vì những thực phẩm này có tồn dư chất tăng trọng, khiến trẻ dễ bị mắc nguy cơ dậy thì sớm.

Không nên cho trẻ ăn trái cây và rau củ quả trái mùa, trái cây và rau trái trái vụ hầu hết đều có sử dụng chất bảo vệ thực vật, thúc đẩy sinh trưởng vì thế cũng sẽ là nhóm thức ăn nên tránh cho trẻ sử dụng.

Tránh thức ăn chiên rán với nhiều dầu mỡ vì nếu sử dụng quá thường xuyên sẽ làm cho trẻ hấp thụ nhiều chất béo, làm tăng nguy cơ dậy thì sớm lên tới 2,5 lần só với trẻ bình thường. Thực phẩm có lượng calo cao cũng cso thể chuyển hóa thành chất béo dư thừa, dẫn đến rối loạn nội tiết.

Tránh các loại thực phẩm có nhiều chất béo và lượng đường cao như sôcôla, các loại bánh ngọt và đồ uống ngọt. Tương tự như vậy, các loại thực phẩm chứa hoocmon tăng trưởng từ hải sản, nuôi công nghiệp như (tôm, cua và cá) cũng nên cho trẻ ăn càng ít càng tốt.

*Theo Uỷ ban Sức khoẻ Thượng Hải (TQ)

Xem thêm:

Bé gái dậy thì từ lúc... 18 tháng tuổi tại TP HCM

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại