GS đầu ngành về tiêu hóa chia sẻ động tác đơn giản tốt cho tiêu hóa và co búi trĩ hiệu quả

Ngọc Minh |

Giáo sư đầu ngành về tiêu hóa Hoàng Công Đắc chia sẻ nếu mỗi ngày dành ra 5 phút để thực hiện bài tập sàng chậu rất tốt cho tiêu hóa và co búi trĩ độ 1 và 2.

Dành 5 phút cho động tác đứng lên ngồi xuống

GS.Hoàng Công Đắc, Chuyên gia tiêu hóa, Bệnh viện Thanh Nhàn, Nguyên giám đốc (Bệnh viện E) cho hay có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ  trong đó có chế độ ăn, lối sống. Trĩ là bệnh thường gặp nhất liên quan tới đường tiêu hóa và có tính di truyền.

Trong quá trình điều trị cho những bệnh nhân mắc trĩ GS. Đắc đã từng gặp rất nhiều bệnh nhân bị tiền mất tật mang do tin theo những bài thuốc dân gian, thuốc nam không có nguồn gốc điều trị để co búi trĩ. Có những bệnh nhân tới viện trong tình trạng loét hết cơ tròn của hậu môn, nhiễm trùng nặng.

"Trĩ độ 1 và độ 2 nếu biết cách tập luyện và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp búi tự co lên. Trĩ từ độ 2b trở đi thì rất khó có thể co trở lại", GS. Đắc nói.

Ngồi nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Vì vậy, bệnh trĩ thường gặp ở người lái xe, dân văn phòng, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần… do cơ vùng chậu giảm áp lực, vùng bụng tăng áp lực xuống trĩ dễ sa ra ngoài.

GS đầu ngành về tiêu hóa chia sẻ động tác đơn giản tốt cho tiêu hóa và co búi trĩ hiệu quả - Ảnh 1.

Bài tập đứng lên ngồi xuống tốt cho người bị trĩ độ 1 và 2, ảnh minh họa.

GS. Đắc cho hay: "Mỗi ngày dành ra 5 phút để luyện tập bài sàng chậu, đứng lên ngồi xuống sẽ giúp co giãn vùng cơ xương chậu. Động tác đơn giản này sẽ giúp tăng cường sức bền của vùng hậu môn phòng bệnh trĩ và giúp co búi trĩ. Tuy nhiên, bài tập này chỉ nên áp dụng cho người bị trĩ độ 1 và 2. Người bị trĩ độ 3 và 4 không nên tập vì có thể khiến cho búi trĩ dễ sa ra ngoài".

Bài tập đứng lên ngồi xuống cần phải tập thường xuyên khi tuổi còn trẻ sẽ giúp cho phản xạ của cơ thắt tốt hơn. Ngoài ra, bài tập đơn giản này còn rất tốt cho phần chi dưới, lưu thông máu, tốt cho sức khỏe của tim mạch.

Cách tập động tác đứng lên ngồi xuống như sau: Khi ngồi xuống thì hít vào, khi đứng lên, thì thở ra. Mỗi lần tập khoảng 20-30 lần, thời gian tập tối thiểu 5 phút. Nếu có thể nên làm 2-3 lần/ngày. Bài tập này cực kỳ đơn giản có thể thực hiện ở bất cứ đâu, hiệu quả phòng bệnh lại rất cao.

GS. Đắc khuyến cáo: "Đối với người bị trĩ nên tránh công việc phải khuôn vác nặng. Nên làm những công việc nhẹ nhàng và có chế độ ăn phòng chống táo bón".

Người trĩ độ 3, độ 4 búi trĩ đã sa ra ngoài để giảm đau và tránh nhiễm trùng búi mỗi lần đi vệ sinh nặng xong nên ngâm nước nóng pha thêm muối trắng. Nước nóng sẽ giúp giảm đau và muối chống nhiễm trùng. Sau ngâm nên đút búi trĩ vào trong, khi ngồi thì khép mông để bũi trĩ không bị sa ra ngoài.

Không chỉ táo bón mà tiêu chảy nhiều cũng gây ra bệnh trĩ

Chế độ ăn uống ít rau xanh thiếu chất xơ là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Táo bón kéo dài là yếu tố nguy cơ cao của bệnh trĩ.

Người bị bệnh trĩ nên chọn những thức ăn, nhiều chất xơ dễ tiêu hóa mềm phân, uống nhiều nước. Kiêng ăn những thức ăn chua, cay (dấm, ớt), uống rượu, dùng các đồ uống có chất kích thích.

GS đầu ngành về tiêu hóa chia sẻ động tác đơn giản tốt cho tiêu hóa và co búi trĩ hiệu quả - Ảnh 2.

GS. Đắc đang tư vấn cho bệnh nhân.

GS. Đắc khuyến cáo: "Hiện nay mọi người vẫn đang hiểu sai chỉ táo bón gây ra bệnh trĩ mà không biết tiêu chảy cũng dễ mắc bệnh. Khi tiêu chảy đi vệ sinh nhiều lần/ngày khiến cho niêm mạc và cơ hậu môn yếu đi gây ra trĩ.

Khi đã thay đổi thói quen tập luyện, ăn uống nhưng tình trạng trĩ không được cải thiện nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Tuyệt đối không áp dụng các mẹo, thuốc lá đắp để co búi trĩ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại