Phần | Câu/Ý | Nội dung | Điểm |
I | Câu 1 | Đoạn trích trên được viết theo thể thơ: tự do | 0,5 |
Câu 2 | Trong đoạn trích, những yếu tố thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước là: đất đai, khoáng sản, châu báu, rừng đại ngàn, phù sa, sông bể. | 0,5 | |
Câu 3: | Hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích: - Xoáy sâu vào vấn đề: Tiềm lực tự nhiên của đất nước và việc đánh thức tiềm lực ấy. - Sự trăn trở của người viết về việc đánh thức tiềm lực quốc gia và khai thác có hiệu quả những nguồn lực đó. - Nhắc nhở mỗi cá nhân: tự vấn, tự hỏi về sự đối lập giữa cuộc sống hiện tại còn nghèo khó và sự giàu có của tài nguyên đất nước | 1,0 | |
Câu 4. | Quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: phù hợp với thực tiễn hiện nay. Vì Trước hết, hai câu thơ là sự tự hào về tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước. Nhưng trên tất cả là sự trăn trở của tác giả về việc chúng ta mới chỉ khai thác và tận dụng được một phần nhỏ trong sự giàu có của tài nguyên đất nước, mà sự khai thác ấy thực tế chưa đúng cách, chưa đi cùng sự bảo vệ, giữ gìn khiến tài nguyên thiên nhiên đất nước hoang phí, dần cạn kiệt. Trong khi đó tiềm lực thực sự của đất nước còn phong phú, còn cần sự "đánh thức" một cách khoa học, bền vững. | 1,0 | |
II | Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong đời sống hiện nay. | 2,0 | |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận 200 chữ. Có đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. ( Nếu HS viết từ 2 đoạn trở lên thì không cho điểm cấu trúc) b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: đánh thức tiềm lực đất nước của giới trẻ ngày nay. | 0,25 0,25 | ||
a. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu lên vấn đề cần nghị luận. - Các câu phát triển đoạn: + Gỉai thích: Tiềm lực là gì? Là khả năng, năng lực tiềm tàng mà nếu biết cách đánh thức thì nó sẽ tạo ra ngườn sống vô cùng lớn lao. + Bàn luận, phân tích, chứng minh: ++ Vì sao mỗi chúng ta cần đánh thức tiềm lực đất nước? Đất nước đã trải qua những năm tháng đầy mau và nước mắt. Chúng ta những con người của thế kỷ 21 cần khai thác những tiềm lực của đất nước để đưa VN sánh ngang với bạn bè quốc tế. ++ VN có tiềm lực về nhiều mặt: tự nhiên, kinh tế, vă hóa xã hội, quốc phòng an ninh,...Trước những thuận lợi, chúng ta phải bằng mọi phương thức khơi dậy nguồn năng lượng dồi dào vốn có này. ++ Nhưng thực tế, tiềm lực đất nước ngày nay chưa được đánh thức. Để đưa đất nước phát triển về mọi mặt không thể chỉ có một hay vài cá nhân là đủ mà đòi hỏi phải có sức mạnh cộng đồng. Mỗi công dân cần phải thực thi những chính sách một cách đúng đắn và sáng tạo. Mỗi học sinh phải chuẩn bị những hành trang vững chắc trên con đường khám phá những tiềm năng của bản thân nói riêng và đất nước nói chung. Phải không ngừng học tập, trau dồi tri thức, rèn luyện kỹ năng sống để tự tin bước vào tương lai. | 1,00 | ||
- Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Bản thân và mỗi con người cần làm thế nào để đánh thức tiềm lực đất nước và đưa đất nước đi lên. | |||
a. Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | 0,25 | ||
a. Đãm bảo quy tắc cính tả, dùng từ, đặt câu. ( Sai từ 2 lỗi trở lên khônmg tính điểm này). | 0,25 | ||
2 | So sánh hình ảnh con tàu ngoài xa với cảnh bạo lực của gia đình làng chài với buổi chiều hoàng hôn và cảnh chờ tàu hy vọng trong tác phẩm Hai đứa trẻ để đánh giá về cách nhỉn hiện thực cuộc sống của hai tác giả. | 5,0 | |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. | (0,25) | ||
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh con tàu ngoài xa với cảnh bạo lực của gia đình làng chài v2 buổi chiều hoàng hôn và cảnh chờ tàu hy vọng trong tác phẩm Hai đứa trẻ để đánh giá về cách nhỉn hiện thực cuộc sống của hai tác giả. | (0,25) | ||
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.25 – Giới thiệu Tác giả Minh Châu và tác phẩm " Chiếc thuyền ngoià xa". – Nêu vấn đề cần nghị luận. 3.2.Thân bài: 3.50 a/ Khái quát về truyện: 0,25đ. - Chiếc thuyền ngoài xa ( 1983) rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên. Là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu mang đậm phong cách tự sự- triết lý. - Tác phẩm kể lại chuyến đi thực tế của người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những trải nghiệm sâu sắc của người nghệ sĩ đó về cuộc đời. b/ Cảm nhận nội dung, nghệ thuật giữa vẻ đẹp chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình: 2.25đ - Nội dung: + Hình ảnh " chiếc thuyền ngoài xa" được tác giả khắc họa rất ấn tượng " Mũi thuyền in một nết mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào........................." Tất cả vẻ đẹp đó được nhà nghệ sĩ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó được ctreo " ở rất nhiểu nơi, nhất là những gia đình sành nghệ thuật. + Hình ảnh " chiếc thuyền ngoài xa" đã hóa thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng về tất cả những vẻ đẹp về dường nét, màu sắc,......và khi thưởng thức những bức ảnh đó, người sành nghệ thuật mới có cảm giác "trở nên bối rối", cảm thấy " trái tim như có gì đó bóp thắt vào" và " khám phá thấy cái chân ly của sự hoàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần cuả tâm hồn". + Nhưng khi chiếc thuyền tiến dần vào bờ, lại hiện lên những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý: người chồng đánh vợ theo thói quen, đứa trẻ yêu mẹ định giết bố chỉ vì muốn bảo vệ mẹ mình. Cái sự thật bên trong ấy chỏ được người thợ chụp ảnh khám phá khi chiếc thuyền " tiến dần vào bờ", tức là ở một khoảng cách gần, rất gần. + Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là một ản dụ nghệ thuật về cuộc đời. O83 ngoài xa chiếc thuyền là bức tranh toàn bích, nhưng khi tiến dần vào bờ, chiếc thuyền vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa về số phận con người. Đó chính là nạn bạo lực gia đình mà không chỉ có trong trang văn Nguyễn Minh Châu, hiện nay nạn bạo lực ấy vẫn còn nhiều. - Nghệ thuật: + Ngôn ngữ người kể chuyện độc đáo.Chọn người kể chuyện để tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, khách quan, tăng cường khả năng khám phá đời sống. + Tình huốing truyện là tình huống nhận thức. c/Sự đối lập giữa phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đàon tàu.1.0đ - Về hình ảnh đòan tàu: + Con tàu mang một thế giới khác: đem lại cho phố huyện ánh sáng xa lạ, rục rỡ chốn phồn hoa át đi ánh sáng yếu ớt của phố huyện. Âm thanh đào tàu phá tán sự im lặng đơn điệu tẻ nhạt nơi phố huyện nghèo. + Với hai đứa trẻ, đợi tàu là đợi những mơ tưởng về hà Nội xa xăm, sáng rực và huyên náo. + Buổi chiều trong tác phẩm được Thạch Lam chấm phá bằng những nét vẽ mềm mại nhưng buồn: tiếng ếch nhái, tiếng muỗii vo ve, phương tây đỏ rực như lửa cháy,....... Buổi chiều yên ả của làng quê gợi sự tàn lụi, tiêu điều. + Ngòi bút Thạch Lam tả ít, gợi nhiều, làm xúc động lòng người đọc về những số phận, những cảnh đời vui ít, buồn nhiều sống trong bóng tối. Có ư8ớc mơ nhỏ nhoi, bình dị và hướng đến tương lai. - Nhận xét về sự gặp gỡ về giá trị hiện thực của hai nhà văn. + Hình ảnh chiuyến tàu đêm và hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là những hình ảnh có thật trong cuộc sống. Họ găp gỡ nhau qua việc phản ánh hiện thực đời sống. Với Thạch Lam, hiện thực đó là phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ cùng với cuộc sống của cả một lớp người sống không có hy vọng vào ngày mai, có chăng là gởi gắm qua đoàn tàuđi qua phố huyện mỗi đêm. + Với NMC, hiện thực đó là cuộc sống bấp bênh, cơ cự vì đới khổ. Vì nghèo, khổ mà nạn bạo hành gia đình đã xảy ra. Hình ảnh người đàn bà bước ra từ tấm ảnh là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của con gnười thời hậu chiến mà nhà văn phải có tách nhiệm phát hiện và phản ánh bằng cái nhìn đa chiều, đa diện. + Sự gặp gỡ trong giá trị hiệ thực của hai nhà văn ở hai thời kỳ lịch sử khác nhau đã làm asng1 tỏ một quy luật văn học, đó là văn học phải gắn liền với hiện thực. Đồng thời nhà văn muốn lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết những gai góc, phức tạp của CUỘC ĐỜI NÀY. c.Kết bài: 0.25 Kết luận về nội dung, nghệ thuật chi tiết tiếng sáo và âm thanh đoàn tàu. Cảm nghĩ của bản thân về tấm lòng của các nhà văn dành cho con người bất hạnh. | . | ||
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. | (0,25) | ||
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.( Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này) | (0,25) |
Cô Võ Thị Thuỳ - Tổ Văn Trường THPT Đông Đô TP.HCM (www.789.vn)