Gợi ý bài văn khấn Tết Đoan ngọ 2024 được nhiều người sử dụng nhất

Duy Anh |

Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ nên được thực hiện trong khoảng 11-13h trưa bởi Đoan Ngọ tức là lúc Mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Tết Đoan ngọ năm 2024 rơi vào thứ Hai, ngày 10/6 (tức mùng 5/5 âm lịch). Vào ngày này, các gia đình chuẩn bị mâm cúng dâng lên thần linh, tổ tiên để cầu mong một năm làm ăn suôn sẻ, mưa thuận gió hòa, bệnh tật tiêu tan.

Gợi ý bài văn khấn Tết Đoan ngọ 2024 được nhiều người sử dụng nhất- Ảnh 1.

Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Báo Công thương

Dưới đây là bài văn khấn gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ 2024 phổ biến nhất:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

- Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.

- Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ (chúng) con là... Ngụ tại...

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ, mùng 5 tháng 5 năm Giáp Thìn 2024

Gặp tiết ngày tết Đoan Ngọ năm Giáp Thìn 2024, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao tiên tổ, mỗi niệm không quên. Do đó, chúng con sắm sanh lễ vật, sửa sang hương đăng, trần thiết trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời:

Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương.

Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa.

Ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần.

Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..., cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con thân cung khang khái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Ý nghĩa ngày Tết Đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, đây là thời điểm nóng ẩm trong năm, sâu bọ phát triển nhiều.

Theo truyền thuyết, vào một vụ mùa bội thu, người nông dân ăn mừng vì trúng mùa. Thế nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo đến đông đảo, ăn hết cây trái, thực phẩm đã thu hoạch được. Người dân rất lo lắng, đau đầu không biết cách gì để có thể giải quyết được nạn sâu bọ thì xuất hiện một ông lão xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm những lễ vật đơn giản: bánh gio, trái cây, sau đó đi ra trước nhà mình vận động thể dục. Mọi người làm theo lời ông thì chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi.

Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hàng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn và để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày Tết “diệt sâu bọ", nhiều người gọi nó là Tết Đoan Ngọ vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Người dân làm lễ cúng Tết Đoan Ngọ nhằm mục đích phát động phong trào bắt sâu bọ, tiêu diệt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng và cầu mong một vụ mùa bội thu.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam còn gọi là "ngày giết sâu bọ" vì người ta tin rằng khi ăn món đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị tiêu diệt hết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại