Để hiểu đầy đủ về những thay đổi trong mô hình tín dụng tiêu dùng tại Trung Quốc, không cần tìm hiểu đâu xa ngoài Alipay – nền tảng thanh toàn trực tuyến được điều hành bởi chi nhánh tài chính Ant Financial Services của gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba.
Với hơn 520 triệu người dùng chủ yếu tại Trung Quốc Đại Lục, Alipay xử lý hơn 200 triệu giao dịch mỗi ngày, từ những món mua sắm hàng ngày như rau củ và vé taxi đến cả những hoạt động không ngờ đến như cúng tiến tiền cho đền chùa.
Sau hơn 1 thập kỷ, Alipay đã trở thành một trong những công ty thanh toán trực tuyến lớn nhất thế giới tính về lượng người dùng và số lượng giao dịch.
Ngoài cung cấp các khoản vay cho những doanh nghiệp nhỏ và nông dân, Alipay còn bán dữ liệu thu thập được thông qua cơ sở khách hàng của họ.
Alipay khởi đầu vào tháng 12/2004 khi nhà sáng lập Alibaba Jack Ma cảm thấy đang rất cần khắc phục sự thiếu tin tưởng giữa nhà buôn và khách hàng khi giao dịch trực tuyến.
"Trước đây, các nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc không muốn chuyển hàng khi họ chưa nhận được tiền còn phía khách hàng cũng chẳng muốn thanh toán khi họ chưa nhận được hàng hóa", Chen Long – Chiến lược gia tại Ant Financial nói. "Điều này gây kìm hãm sự phát triển của thị trường thương mại điện tử nói chung".
Để giải quyết vấn đề niềm tin, Alipay đã cho ra mắt một dịch vụ khế ước giao kèo – như một mối liên hệ giữa hai bên và là bảo chứng cho các giao dịch trực tuyến.
Tại trụ sở chính của Ant Financial ở Hàng Châu – cách Thượng Hải 160km, một màn hình điện tử lớn hiển thị bản đồ các địa điểm mà Alipay đang được sử dụng.
Alipay hiện gần như thống trị thị trường thanh toán trực tuyến tại Trung Quốc với 3 tính năng quan trọng gồm: Tốc độ nhanh, giá rẻ và cực kỳ an toàn.
Tuy nhiên trong khi dịch vụ thanh toán sẵn có của Alipay hiện có mặt trên hơn 30 quốc gia thì họ vẫn đang tìm cách thâm nhập những thị trường đang phát triển – vốn bị thống trị bởi những thương thức thanh toán kỹ thuật số truyền thống như Visa, MasterCard và PayPal.
Alibaba thu của các nhà buôn phần hoa hồng 0,6% doanh thu bán hàng – thấp hơn rất nhiều so với mức phí tương tự với thẻ tín dụng – khoảng từ 3 – 5%. Điều này đã khuyến khích nhiều người sử sử dụng hơn.
Ngoài ra, trên thực tế vẫn có một cách để cách nhà buôn tránh được mức phí này hoàn toàn. Trong khi họ phải trả hoa hồng cho những giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau, thì phía Alipay không thu phí cho các giao dịch giữa các cá nhân. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ miễn phí nếu họ đăng ký cá nhân sở hữu các cửa hàng online.
Chen nói rằng khả năng thua lỗ thường là do những trục trặc về kỹ thuật xảy ra "chỉ quanh 1 NDT trong mỗi 100 triệu NDT trong các giao dịch".
Một mặt khác phổ biến của Alipay là mức độ thuận tiện cao hơn tiền mặt hoặc thẻ tín dụng. Ví dụ, một người muốn tiến cúng tại ngôi đến Jingci nổi tiếng ở Hàng Châu không cần phải mang tiền mặt.
Thay vào đó, họ có thể dễ dàng công đức bao nhiêu tiền họ muốn thông qua smartphone bằng mã QR từ ứng dụng Alipay. Một quan chức ở chùa nói rằng có rất nhiều người dân tiến cúng tiền sử dụng bằng phương thức này.
Sự đa dạng của các dịch vụ giá rẻ của Alibaba giúp họ cạnh tranh được với các đối thủ lớn như Tencent. Cả hai công ty đều đang nhắm đến việc trở thành yếu tố nắm vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động hàng ngày của người dân.
Ví dụ, nhà bán lẻ thức ăn tươi sống Hema Xiansheng – đơn vị có khoảng 20 cửa hàng tại Trung Quốc và Alibaba cũng có cửa hàng tại đây chấp nhận thanh toán qua Alipay.
Một khách hàng sẽ đặt hàng trên điện thoại thông minh rất nhiều sản phẩm từ thịt, rau và sau đó chúng được đóng gói ở các cửa hàng vật lý truyền thống và được chuyển tới cho khách hàng trong khoảng 1 giờ. Và thanh toán được thực hiện qua Alipay. Người dùng có thể bị trừ tiền qua tài khoản Alipay hoặc kết nối trực tiếp với tài khoản ngân hàng.
Dịch vụ chia sẻ xe Ofo, ứng dụng giao đồ ăn Ele.me và dịch vụ gọi xe Didi Chuxing – tất cả đều là những đơn vị mà Alibaba đang nắm cổ phần cũng chấp nhận thanh toán qua Alipay.