Sự thật về "Người tiên phong" trong lịch sử hàng không vũ trụ của con người chỉ là một con chó đi lạc ở Moscow trước khi trở thành một chú chó không gian.
Lycra/Laika - một chú chó không gian hai năm tuổi của Liên Xô đã cất cánh trên phi thuyền Sputnik 2 vào ngày 3 tháng 11 năm 1957, chú chó này trở thành động vật Trái Đất còn sống đầu tiên đi vào quỹ đạo quanh hành tinh của chúng ta, đồng thời cũng là động vật Trái Đất đầu tiên bỏ mạng ngoài không gian.
Hình ảnh Laika trước khi thực hiện sứ mệnh bay.
Giống như số phận của Laika, cũng có nhiều chú chó hoang khác đã được Liên Xô dùng để thực hiện thí nghiệm.
Họ thực hiện các nhiệm vụ không gian nhiều lần trong khoảng thời gian từ những năm 1950 đến 1960, và một trong số đó đã trở lại thành công, trong khi những con khác gì không được may mắn như vậy. Con số cụ thể được ước tính là khoảng 57 chú chó.
Nhưng nếu suy xét kĩ càng hơn thì Laika không phải là sinh vật có vú đầu tiên bay ra ngoài không gian vũ trụ.
Sinh vật sống đầu tiên được tham gia nhiệm vụ chinh phục vũ trụ lại là một con ruồi giấm do Mỹ mang theo để bay ra ngoài không gian vào năm 1947. Động vật có vú đầu tiên được ra ngoài không gian lại là một con khỉ Rhesus (khỉ vàng) có tên "Albert II" do Hoa Kỳ phóng lên, nhưng nó đã chết trên đường trở về mặt đất.
Động vật có vú đầu tiên bay vào vũ trụ là Albert II.
Động vật có vú đầu tiên đi vào vũ trụ và trở về thành công là hai con chó không gian của Liên Xô, Tsygan và Dezik.
Nhưng những con chó không gian nổi tiếng nhất của Liên Xô lại là Belka và Strelka, chúng đã dành một ngày trên vũ trụ trước khi trở về Trái Đất trên phi thuyền Sputnik 5 vào ngày 19 tháng 8 năm 1960.
Sau khi trở về mặt đất, Strelka hạ sinh sáu chú chó con, một trong số chúng được gọi là Pushinka và được tặng cho con của Tổng thống Kennedy như một món quà, hậu duệ của Pushinka vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Sau khi chết, hài cốt của Belka và Strelka vẫn được lưu giữ lại cho tới ngày nay.
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và Liên Xô đã liên tục chạy đua trong công cuộc chinh phục vũ trụ, họ đã mang rất nhiều ruồi giấm, chó cũng như khỉ đưa ra ngoài không gian và trở về Trái Đất thành công, nhưng tại sao chúng ta chỉ nhớ tới Laika?
Laika không phải là động vật đầu tiên trên thế giới được con người đưa vào vũ trụ. Trước nó, có rất nhiều thế hệ các loài động vật khác nhau lên đường thực hiện các sứ mệnh bay thử nghiệm ngoài không gian
Cái chết của Laika
Tên ban đầu của Laika được gọi là "Kudryavka", có nghĩa là "lông xoăn nhỏ". Lúc đầu, nó chỉ là một con chó đi lạc trên đường phố Moscow.
Nó là một chú chó lai mang trong mình dòng máu của giống chó Siberian Husky, các nhà khoa học Liên Xô tin rằng những chú chó đi lạc có sức đề kháng tốt và sẽ dễ dàng thích nghi hơn trong môi trường sống khắc nghiệt so với những chú chó nhà, vì vậy họ đã lựa chọn chú.
Trước khi khởi hành theo lịch trình, sau khi được tắm rửa sạch sẽ và chải chuốt cẩn thận, người ta đặt chú chó nặng 16kg vào chiếc lồng chật hẹp bên trong khoang lái của con tàu Sputnik 2.
Tất nhiên họ cũng căn cứ vào khả năng thích nghi và tồn tại thần kì của Laika dưới cái lạnh âm 20 độ vào mùa đông trên đường phố Moscow.
Người ta nói rằng vào thời điểm Khrushchev (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông là người kế nhiệm Stalin) đang gấp rút tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười, thời gian xây dựng Sputnik 2 bị rút ngắn và gấp gáp tới mức các nhà khoa học không thể hoàn thành kế hoạch trở về mặt đất cho Laika và dĩ nhiên chú chó này chỉ nhận được tấm vé 1 chiều để đi ra ngoài không gian.
Chiếc kén dành cho Laika chỉ được thiết kế theo dạng tiêu chuẩn, được trang bị các thiết bị sinh tồn cơ bản nhất.
Laika nằm gọn trong chiếc kén của mình và sẵn sàng cho chuyến đi định mệnh.
Điều đó có nghĩa là ngay từ đầu, mọi người đều biết rằng Laika sẽ cầm chắc cái chết trong tay sau khi chú được phóng đi ra ngoài bầu khí quyển.
Theo các quan chức Liên Xô, Laika đã tiêu hóa hết bữa ăn cuối cùng vài giờ trước khi bỏ mạng vì thiếu oxy.
Nhưng trên thực tế, Laika đã hoàn thành nhiệm vụ, chịu qua những tiếng ồn và áp lực khi phi thuyền cất cánh và bay vòng quanh Trái Đất trong khoảng thời gian 103 phút bên trong con tàu nặng hơn 500kg.
Chỉ vài giờ sau khi hoàn thành nhiệm vụ, có một sự cố kỹ thuật đã xảy ra đối với phi thuyền Sputnik 2, con tàu bất ngờ bị mất là chắn nhiệt và làm nhiệt độ tăng cao kéo theo sự bốc cháy của con tàu cũng như chiếc kém mà Laika nằm trong đó.
Khoảng hai tháng sau cái chết, cơ thể Laika và chiếc kén vẫn bị bỏ rơi và âm thầm trôi dạt trên quỹ đạo Trái Đất. Mãi đến năm 1958, Liên Xô mới thu hồi được xác của phi thuyền còn Laika và chiếc kén của mình đã cùng nhau trở thành tro bụi bởi nhiệt độ cao của ma sát với bầu khí quyển.
Trong và sau chuyến bay của Sputnik 2, Liên Xô đã cố che giấu chuyện Laika và con tàu chết sau khi khởi hành vài tiếng.
Họ lo sợ dư luận lên án việc Sputnik 2 chưa đáp ứng đủ kỹ thuật (như việc hạ cánh và chống cháy) mà vẫn thực hiện việc đo tác động của không gian lên sinh vật sống. Các chương trình phát sóng của Liên Xô đều nói rằng Laika vẫn còn sống cho đến ngày 12/11.
Thế giới mới tuyệt đẹp của Laika
Vài thập kỷ sau, những người đã đi qua cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn không quên Laika. Họ nhìn con chó từ góc độ của chủ nghĩa lãng mạn và chủ nghĩa anh hùng dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, Laika lại một lần nữa được xuất hiện dưới dạng những tác phẩm lãng mạn và nghệ thuật.
Năm 2009, BBC đã quay 5 tập truyện ngắn về chú chó không gian của Liên Xô. Vào cuối tập 5, các kỹ sư Liên Xô đã nói: "Laika chết trong đau đớn, bị cháy bốc cháy ở nhiệt độ cao chỉ sau 1-2 giờ khi con tàu cất cánh".
Lycra trở thành nguồn cảm hứng cho Haruki Murakami , và sau đó ông đã viết một cuốn sách có tên Sputnik Lovers. Ban nhạc Surf-Rock của Phần Lan "Laika & the Cosmonauts" được biết đến rộng rãi ở Bắc Âu vào cuối những năm 1980.
Dự án âm nhạc Nhật Bản "The Hatsune Miku " đã xuất bản một bài hát có tên "Câu chuyện về chú chó không gian đầu tiên Lycra" và nhiều tác phẩm khác.
Tượng đài Laika - con chó đầu tiên bay vào vũ trụ.