Góc khuất của ngành công nghiệp "thời trang nhanh": Đẹp-tiện-rẻ nhưng là "cú lừa" khủng khiếp cho môi trường

Khuê Trần |

Giữa hai chiếc áo phông cùng kiểu dáng nhưng một chiếc có giá 200 nghìn đồng và một chiếc thì đến 1 triệu đồng, bạn sẽ chọn mua cái nào? Dám chắc rằng đa phần câu trả lời sẽ là mua chiếc đầu tiên.

Cũng đúng đấy chứ, lựa chọn này vừa tiết kiệm cho túi tiền mà bạn lại có thể thoải mái vứt bỏ nó khi đã chán và muốn thay đổi style khác mà không phải thấy tiếc. Mặt khác, không phải ai cũng có khả năng chi trả cho những món đồ xa xỉ, nữa là một chiếc áo phông giá 1 triệu đồng.

Và xu hướng mua sắm kiểu này đã dẫn đến sự ra đời của "fast fashion". Nhiều nhà sản xuất sẽ bắt chước thiết kế của các hãng thời trang nổi tiếng và nhanh chóng sản xuất các lô hàng tương tự về kiểu dáng như giá có khi chỉ đến 1/10. Đặc trưng của xu hướng " fast fashion" là bắt kịp trend nên tốc độ sản xuất rất nhanh, mà dùng cũng nhanh.

Nhưng về lâu dài đây không phải là lựa chọn khôn ngoan. Fast – fashion dù hợp với lối sống của giới trẻ hiện tại nhưng đằng sau nó lại đầy rẫy những tác hại tiêu cực.

Độ bền của đồ fast fashion – cú lừa cho chúng ta và môi trường

Nhiều thương hiệu nổi tiếng, họ đều sản xuất dựa trên quy tắc "Mười lần giặt" - tức là quần áo sau mười lần giặt chất lượng sẽ giảm đáng kể. Cộng với giá thành rẻ nữa người dùng sẽ không ngần ngại quẳng nó đi và mua cái mới sau ngần ấy thời gian.

Vứt rồi mua, rồi lại vứt… đó là vòng lặp vô thức gây nên tai họa cho môi trường hiện nay. Bởi vì khi vải phân hủy, sẽ sản sinh ra khí metan – một trong những tác nhân gây ra hiệu ứng nhà kính.

Góc khuất của ngành công nghiệp thời trang nhanh: Đẹp-tiện-rẻ nhưng là cú lừa khủng khiếp cho môi trường - Ảnh 1.

Vứt bỏ đồ áo thường xuyên như vậy là đặt gánh nặng lên môi trường. Hơn nữa, để có giá thành rẻ, người ta phải sử dung những nguyên phụ liệu rẻ để sản xuất, trong đó có polyester. 50% quần áo được sản xuất hiện nay có polyester. Mà bạn có biết polyester làm từ gì không? Dầu mỏ và than đá, tức là sử dụng nhiên liệu hóa thạch đấy.

Theo The Guardian, ngành may mặc là tác nhân lớn thứ hai gây ra ô nhiễm nguồn nước. Không chỉ "đóng góp" khí metan vào môi trường, mà 10% lượng carbon hiện tại là đến từ ngành này.

Góc khuất của ngành công nghiệp thời trang nhanh: Đẹp-tiện-rẻ nhưng là cú lừa khủng khiếp cho môi trường - Ảnh 2.

Fast fashion – nơi quyền lợi lao động không được đảm bảo

Đồ fast fashion có giá thành rẻ cũng là do lương trả cho người lao động thấp. Dù tạo công ăn việc làm cho nhiều người nhưng họ không được trả công xứng đáng và liên tục phải làm thêm giờ.

Góc khuất của ngành công nghiệp thời trang nhanh: Đẹp-tiện-rẻ nhưng là cú lừa khủng khiếp cho môi trường - Ảnh 3.

Lao động trẻ em tại một xưởng dệt may ở Bangladesh

Họ bị cuốn vào guồng quay công việc mà không thể tìm được công việc tốt hơn vì nó đòi hỏi trình độ học vấn và kĩ năng. Lợi dụng điều này các xưởng may đồ fast fashion không chịu thắt chặt kỉ cương dẫn đến một môi trường làm việc thiếu nhân văn và an toàn.

Động thái của các nhà sản xuất

Hiểu được những hạn chế, một số hãng cũng đã có những nỗ lực để giảm áp lực của fast fashion lên môi trường, như sản xuất quần áo từ các nguyên liệu như polyester tái chế, cotton hữu cơ. Một số hãng cũng đã thử nghiệm quy trình phân phối của mình bằng xe van điện - hình thức vận chuyển không đóng gói tại Ấn Độ.

Nhiều chuyên gia cũng gợi ý áp dụng công nghệ để giảm thiểu chất thải trong sản xuất. Ví dụ như Matthew Drinkwater – làm tại Dịch vụ sáng tạo thời trang đề xuất áp dụng công nghệ thiết kế bằng công nghệ in 3D, hay dùng trí tuệ nhân tạo cho các cửa hàng bán lẻ.

Tuy vậy, việc áp dụng công nghệ không thể là giải pháp cho tất cả, không phải nhà sản xuất nào cũng có khả năng đó. Bên cạnh đó vấn đề về lao động thì ít được quan tâm.

Tham khảo: Science ABC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại