Gỡ vướng dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng tại TP Hồ Chí Minh

ĐOÀN XÁ |

Là một trong những siêu dự án ở TP HCM và có tác động tới hàng triệu người dân lại gặp nhiều trắc trở, bị tạm dừng thi công tới 3 lần ...

Tới nay, dự án trọng điểm “Giải quyết ngập do triều có xét đến yến tố biến đổi khí hậu –giai đoạn 1” tại TP HCMđã lần thứ 3 phải tạm dừng thi công.

Điều đáng nói, tới tháng 4/2021, dự án này đã hoàn thành tới 96% khối lượng công việc nhưng vẫn không thể hoàn thành bởi vướng thủ tục thanh toán khiến chủ đầu tư dự án lao đao vì chi phí phát sinh.ự

Dự án do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư, được khởi công giữa năm 2016 với mục đích ngăn triều, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 750 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.

Công trình gồm 6 cống ngăn triều lớn là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định cùng 7,8 km đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh với các cống nhỏ. Địa điểm xây dựng thuộc quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.

Tuy nhiên, dự án quan trọng này có số phận rất trắc trở, đã phải tạm dừng lần đầu tiên vào tháng 4/2018. Sau khi thi công lại, tới giữa tháng 11/2020 dự án tiếp tục phải ngưng thi công do UBND TP HCM chưa ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian hoàn thành (hợp đồng đã hết hạn từ tháng 6/2020).

Thời gian này, chủ đầu tư cho biết dự án thiệt hại hơn 45 tỷ đồng ở tháng đầu tiên vì phải dừng. Sau khi thi công lại, dự án tiếp tục phải tạm dừng do thủ tục thanh toán hợp đồng BT (xây dựng-chuyển giao) của chính quyền TPHCM và chủ đầu tư gặp trục trặc.

Gỡ vướng dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng tại TP Hồ Chí Minh - Ảnh 1.

Dự án chống ngập đã hoàn thành 96% khối lượng công việc.

Những vướng mắc về thủ tục này vừa được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nêu tại cuộc họp thường kỳ tháng 3 của Thường trực Chính phủ chiều ngày 31/3.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, vướng mắc chính hiện nay của dự án liên quan đến phương án thanh toán cho nhà đầu tư.

Cụ thể, các quy định của Chính phủ quy định thanh toán dự án BT (xây dựng – chuyển giao) bằng quỹ đất theo nguyên tắc ngang giá, bù trừ chênh lệch giữa giá trị dự án BT và giá trị quỹ đất thanh toán.

Tuy các văn bản của Chính phủ không quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và bằng tiền, nhưng việc UBND TP HCM ký hợp đồng BT với nhà đầu tư với tỷ lệ giá trị quỹ đất chỉ bằng 16% giá trị dự án BT là chưa hoàn toàn phù hợp.

Ngoài ra, theo ông Dũng thì Nghị định 15 của Chính phủ quy định phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng vốn nhà nước trước khi phê duyệt đề xuất dự án PPP. Thời điểm đó, UBND TP HCM có báo cáo và được HĐND TP HCM chấp thuận nhưng chưa được Thủ tướng đồng ý.

Cuối cùng, để tháo gỡ vướng mắc dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết để cho phép tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo kiến nghị của UBND TP HCM bởi nếu để chậm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế – xã hội, nhất là môi trường, lãng phí nguồn lực đã đầu tư.

Cũng liên quan đến dự án này, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long thống nhất với các ý kiến của các bộ, ngành liên quan mà Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã báo cáo.

Theo ông Long, thời gian qua một số cơ quan, một số đồng chí ở TP HCM đã thực hiện chưa đúng quy định pháp luật. Cụ thể là Nghị định 15 và Quyết định 23 năm 2015 của Chính phủ.

Tuy nhiên, nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là tập trung phương hướng tháo gỡ khó khăn cho dự án. Ngoài ra, TP HCM phải thanh toán, quyết toán đối với toàn bộ dự án để loại bỏ những bất hợp lý, chống thất thoát, lãng phí.

Dự kiến, ngày hôm nay 1/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ ký Nghị quyết để dự án “Giải quyết ngập do triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu – giai đoạn 1” được tiếp tục triển khai một cách thuận lợi nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại