Cô Tống (giúp việc, 53 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hồ Nam, Trung Quốc. Công việc của cô là chăm sóc, bầu bạn với những cụ già. Trong hơn 10 năm đi làm, cô Tống đã gặp quá nhiều hoàn cảnh con cái bận rộn không thể chăm sóc người già.
Người chủ đầu tiên của cô là một cặp giáo viên đại học đã nghỉ hưu, lương hưu không thấp, lại còn sở hữu một căn nhà rộng 168m2. Điều kiện kinh tế của họ nhìn chung là dư dả.
Con cái của họ cũng đã lên đến chức lãnh đạo, nhưng chính vì sự nghiệp thành đạt nên họ không có thời gian chăm sóc bố mẹ, chỉ có thể thuê giúp việc.
Các con của 2 ông bà thường chỉ về nhà thăm bố mẹ vào những dịp lễ tết, lần nào họ cũng đến và đi vội vã, đặt vài món quà, nói vài câu “hỏi thăm” rồi bỏ đi. Cô Tống làm việc được 5 năm thì nghỉ việc vì ông lão qua đời. Các con của họ muốn mẹ sống trong viện dưỡng lão để có người bầu bạn.
Người chủ thứ hai là bà nội Tần, 79 tuổi. Các con của bà đều ra nước ngoài du học, cuối cùng định cư ở xứ người. Cả gia đình đông đủ chỉ còn lại bà Tần sống một mình. Vì lo lắng bà đi lại khó khăn nên con cháu đã thuê cô Tống đến chăm sóc.
Trong 13 năm làm việc, cô nhận ra hầu hết người chủ đều chọn thuê giúp việc tại nhà để chăm sóc người già vì họ quá bận rộn. Có nhiều người dù đông con cháu, nhưng đến cuối đời vẫn phải sống lẻ bóng.
Rõ ràng, cuộc sống đầy rẫy những biến đổi. Nhiều người cho rằng, chỉ cần có con cái thì không phải lo cơm ăn áo mặc, về già sống một cuộc sống an nhàn vui vẻ. Nhưng thực tế không phải vậy.
Hình minh họa. Ảnh: Toutiao
Do đó, để cuộc đời về sau không phải lo toan, mỗi người cần chuẩn bị điều sau đây:
Sức khoẻ ổn định và tinh thần tốt
Thông thường, khi về già, con cái đã trưởng thành và chúng có thể bắt đầu tự lo cho cuộc sống riêng. Sau nhiều năm đi làm, bạn có thể tích lũy được khoản tiền để tận hưởng những năm tháng nghỉ hưu.
Song tiền đề của những tháng ngày an nhàn tuổi già lại là một cơ thể khỏe mạnh. Khi tuổi già ập đến, sức khỏe thường suy giảm, bệnh tật cũng bắt đầu tìm đến. Chẳng hạn xương, chức năng não hay hệ thống miễn dịch sẽ không còn khỏe như khi bạn ở độ tuổi 20 hay 30.
Chính vì vậy, tưởng rằng đây là khoảng thời gian rảnh rỗi để tận hưởng cuộc sống, đôi khi lại chính là những ngày tháng bạn phải chống chọi với những căn bệnh. Vì lý do này nhiều người giảm dần sự hứng thú trong cuộc sống vì đeo trên vai cảm giác là gánh nặng cho con cái.
Vậy nên dù giàu có, địa vị có cao đến đâu, sức khoẻ ổn định và tinh thần tốt luôn là điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để có những ngày tháng tuổi già an nhàn.
Một người bạn đời
Cuộc đời này người bên bạn lâu nhất không phải là bố mẹ, con cái, cũng không phải anh em hay bạn bè càng không phải đồng nghiệp hay người yêu, mà là người bạn đời. Đây thực sự là người sẽ chung sống bên bạn suốt đời.
Bạn bè dù có chân thành cũng không thể bên bạn mãi mãi. Bố mẹ dù có tốt cũng không thể luôn ở bên bảo vệ bạn. Con cái có thân thiết cũng không thể sống mãi bên cạnh bạn. Anh em dù có là máu mủ thân thiết cũng không thể ở bên bạn mỗi ngày. Chỉ có vợ chồng, người mà ta vẫn gọi là bạn đời mới có thể chung sống bên bạn sớm chiều.
Hình minh họa. Ảnh: Toutiao
Chính vì thế, hãy thật trân trọng người bạn đời. Khi còn trẻ vì bạn đối xử tốt và chân thành với nửa kia nên vợ/chồng mới luôn ở bên và hết lòng yêu thương bạn.
Tiền hưu trí
Tiền không phải là tất cả nhưng không có tiền thì cũng không có tất cả. Do đó một khoản tiền để dành là thứ có thể bảo đảm cho cuộc sống của chúng ta sau này, nhất là khi về già. Bởi không có tiền cuộc sống của bạn rất khó hạnh phúc hay bình yên.
Nhiều người nói nuôi con là để phòng tuổi già nhờ cậy. Song thực tế bạn nên giữ cho mình một khoản tiền riêng vì con cái cũng có gia đình riêng nên khó chu toàn mọi việc.
Do đó để tránh tình trạng khi về già, chúng ta phải đối mặt với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra như con cái đối xử tệ bạc. Ngay từ khi còn trẻ bạn nên có kế hoạch tài chính, cũng như các khoản dự phòng để chủ động tài chính khi đến tuổi xế chiều. Hãy chủ động trong mọi tình huống rủi ro khi bản thân không còn sức lao động.
Theo Toutiao