“Tròn xoe mắt ngạc nhiên”
Tại ngôi trường tiểu học Castledyke (Barton, Bắc Lincolnshire, Anh), cô hiệu trưởng Rosie Pugh đã và đang áp dụng một cách tiếp cận mạnh mẽ nhằm xây dựng khả năng phục hồi của trẻ em.
Các em có thể xem bài giảng trực tuyến và chúng sẽ có cách lựa chọn rằng không nên bắt đầu (xem ảnh sex) khi còn nhỏ tuổi.
Cô hiệu trưởng Rosie Pugh lo ngại rằng bọn trẻ có thể bị lợi dụng từ trong số các học sinh ở trường, cô mô tả rằng một số câu chuyện mà cô đã nghe từ các gia đình dễ khiến cho những người khác phải “tròn xoe mắt kinh ngạc”.
Quan điểm của cô hiệu trưởng Rosie rõ ràng là có căn nguyên của nó, khi vào đầu năm 2013 này, trong một báo cáo chỉ rõ rằng đang có một độ tuổi không thích hợp trong quan hệ tình dục và những mối quan hệ trong giáo dục ở 1/3 số các trường học đang gây nhiều rủi ro cho các trẻ em khi chúng tiếp cận với những hành vi tình dục không phù hợp cũng như bị bóc lột tình dục từ các đối tượng khác.
Hãng tin BBC hiện đang nghiên cứu một khóa học với đối tượng là các em học sinh từ 7 đến 9 tuổi, học tại trường tiểu học Castledyke, khóa học được điều hành bởi cô Lynnette Smith, một giáo viên chuyên về giáo dục giới tính và tham gia vào công tác đào tạo cho các giáo viên khác trong chủ đề nhạy cảm này tại Humberside, Bắc Lincolnshire và Yorkshire (cùng ở Anh).
Cách tiếp cận mới mẻ của cô Lynnette Smith là mang đến sự vui vẻ, trực tiếp và kèm theo những hình minh họa vẽ bằng tay.
Mỗi bức ảnh tượng trưng cho một kịch bản mà các em học sinh yêu cầu họ đưa ngón cái lên cao (đồng ý) hoặc chĩa ngón tay cái xuống đất (không đồng ý). Lynnette Smith sử dụng cùng một bộ thẻ tượng trưng cho các em từ 4 tuổi đến lứa tuổi 10 và 11.
Bọn trẻ sẽ tìm thấy trong bài học là sự vui nhộn. Có những tiếng cười như nắc nẻ, cùng với đó là tiếng la hét kinh hoàng biểu thị sự ghê tởm, trong các tiết học nửa giờ, với lớp học từ 30 học sinh, cả giáo viên và trợ tá giảng dạy, cùng giải quyết một số vấn đề nghiêm trọng.
Khóa học đã nhận được sự phê chuẩn của ông Russell Hobby, Tổng thư ký của Hiệp hội các hiệu trưởng quốc gia Anh (NAHT).
Về phía bà Lynnette Smith, bà cho biết: “Sự hồn nhiên ở trẻ là tài sản quý giá. Qúy vị không nên bắt chúng tập làm người lớn khi còn quá nhỏ tuổi. Điểm mấu chốt của tôi là câu hỏi: “Ở độ tuổi nào là chúng dễ bị tổn thương nhất?”.
Cô Lynnette Smith khuyên các bậc phụ huynh cần tự tin khi trả lời các câu hỏi về tình dục của con em
“Những cái tên khoa học”
Cô Lynnette Smith hỏi bọn trẻ về một danh sách các bộ phận cơ thể người và dặn lũ trẻ không được nhờ giúp đỡ lẫn nhau: “Thẻ đầu tiên của chúng ta là một cô gái không mặc quần áo. Trông như thể, cô ấy sắp đi tắm.
À, hy vọng rằng cô ấy không đến trường trong tình huống như thế này. Ai trả lời câu hỏi này nào?”. Cô Smith luôn khuyến khích các em học sinh sử dụng “những cái tên khoa học” thay vì dùng cách nói quá thân mật, đặc biệt là những từ nói về cơ quan sinh dục, dương vật và âm đạo.
Cô Lynnette Smith khẳng định:
“Kiến thức và sự hiểu biết có thể giúp cho một đứa trẻ an toàn. Những kẻ ấu dâm bệnh họa thường tránh tiếp xúc với trẻ được giáo dục kỹ về tình dục”. Bộ thẻ có những cách đo lường hành động tốt và xấu theo cảm nhận của trẻ.
Một nụ hôn với nụ cười hay cậu bé này sang cho cậu bé kia một bông hoa, ngón tay chỉ lên trên cho 2 hành vi này. Hay, bộ thẻ có hình ảnh một phụ nữ lộ ngực, nhìn xuống cửa toa-lét và kéo quần lót của một cậu bé, thì ngón tay cái sẽ chỉ xuống, biểu thị cho sự không hài lòng.
Bộ trẻ cũng có những cách xử trí tinh tế, chẳng hạn như hình ảnh mô tả người đi tiểu, phơi bày cơ quan sinh dục, hoặc hình ảnh đồ lót hoặc “có bàn tay lục lọi trong đồ lót của bạn” trong bối cảnh ở những nơi riêng tư như phòng tắm.
Những gì biểu thị sự đồng thuận trong các bức ảnh? Một nụ cười trước camera khi bạn mặc y phục kín đáo, sẽ có hình ngón cái chỉ lên trên. Nếu bạn chĩa mông vào camera, ngón tay cái sẽ chỉ xuống đất. Một cậu bé học sinh cảnh giác cho biết:
“Người ta có thể lôi nó lên mạng!” Cô Lynnette Smith khuyến cáo các học trò: “Nó là nơi riêng tư trên cơ thể. Không ai được quyền khai thác hình ảnh về các bộ phận riêng tư trên cơ thể các em ngoại trừ các em bị thương và phải đi bệnh viện”.
“Nói cho ai đó biết”
Tấm thẻ tiếp theo đặc tả hình ảnh một cậu bé lớn hơn đang cho một cậu bé nhỏ tuổi hơn xem một hình ảnh không phù hợp mà cậu lớn vừa tải lên điện thoại thông minh của mình. Tiếng một cậu bé hét lên: “Đừng, đừng xem”.
Cô Lynnette khuyên các học trò: “Khi các em thấy những hình ảnh này, đừng có xem mà phải nói cho người lớn biết”. Mỗi học sinh được yêu cầu diễn tả về ai đó ở nhà mình hoặc ở trường. Bức ảnh tiếp đó, là cảnh 2 người trưởng thành đang xem phim khiêu dâm.
Tiếng cô Lynnette khuyên nhủ: “Có một số bộ phim trong đó có nhiều cảnh diễn viên không mặc quần áo, họ làm tổn thương lẫn nhau, nó là phim mà người lớn xem, riêng các em không nên xem, vì nó không có nghĩa gì với các em cả.
Nếu người trưởng thành xem mà các em không có ở đó thì là tốt”. Liên quan đến những bộ phim người lớn, một cậu bé thì thào cho hay: “Anh trai em có xem những cảnh như thế này. Anh ấy 20 tuổi rồi”. Cô Lynnette hỏi cậu học trò nhỏ có nhìn vào các bức ảnh đó không, thằng bé đáp không.
Cô Lynnette nhận định, thái độ của phần lớn trẻ em và thiếu niên đều khá tương đồng như nhau. Cô giải thích: “Hầu hết chúng là những đứa bé ngây thơ, và chỉ đơn giản chúng muốn biết nhiều hơn về cơ thể mình, do đó chúng có vẻ khá hoảng sợ khi đề cập đến các ý niệm tình dục.
Nhiều đứa vẫn còn hoang mang ngay khi ở tuổi 14. Ngay giữa thập niên 1990, tôi đã dạy về giáo dục giới tính, và qua quan sát tôi đã cảm nhận nhiều sự tiến triển. Vào năm 2002, mọi người cùng đăng nhập internet và nhiều đứa trẻ bắt đầu xem ảnh khiêu dâm.
Trẻ 10, 11 tuổi thường hay kể cho bạn nghe những gì mà chúng đã thấy”. Cũng theo cô Lynnette, việc tiếp xúc ảnh khiêu dâm quá sớm sẽ khiến cho trẻ phát triển hành vi tình dục không phù hợp, và nhiều trẻ dễ bị lạm dụng tình dục.
Và nhiều đứa trẻ thường tỏ ra ngơ ngác khi liên tục đặt các câu hỏi liên quan đến hình ảnh tình ái được đăng tải bởi các phương tiện truyền thông.
Theo cô Lynnette, tình dục và giáo dục các mối quan hệ là nhu cầu cấp thiết của việc cập nhật những hướng dẫn hiện hành, khi mà nhiều sách giáo khoa đã bỏ qua việc đề cập đến hành vi tính dục hoặc ảnh khiêu dâm.
Cũng theo cô Lynnette khi con cái học ở bậc tiểu học, các bậc phụ huynh nên tự tin để trả lời rõ những thắc mắc về giới tính ở con trẻ:
“Nếu quý vị phụ huynh không chắc chắn về một câu trả lời nào đó, quý vị nên tham khảo các quyển sách có nội dung về giới tính, để đem lại sự hiểu biết mới cho các con em”.
Mạnh dạn tâm sự với con cái về giới, tình dục
Cô Lynnette cho hay: “Nhiều vị phụ huynh chờ cho con đủ 5 tuổi mới úp mở về vấn đề trò chuyện giới tính và ngay cả họ cũng cảm thấy hốt hoảng khi nói về đề tài này”.
Một báo cáo cho hay, một số trường để cho học sinh dễ trở thành nạn nhân của các hành vi tấn công tình dục, bởi đơn giản các học sinh không được dạy kỹ về ngôn ngữ thích hợp hay các em có thể phát triển sự tự tin nhằm mô tả các hành vi không mong muốn.
Một số trường tiểu học thậm chí còn bỏ qua giáo dục giới tính cho học sinh, để cho các em hoàn toàn mù mờ về giai đoạn tiền dậy thì của mình.
Ông Russell Hobby cho rằng cần phải có một quyết định cụ thể cho mỗi trường học nhằm bảo vệ sự trong sáng của trẻ em, các trường cần tạo ra những mối dây liên kết chặt chẽ với các bậc phụ huynh học sinh”.
Với cô hiệu trưởng tại trường Castledyke, việc khuyến khích các bậc phụ huynh và giáo viên cùng nói chuyện với lũ trẻ là chìa khóa hết sức quan trọng nhằm giúp cho trẻ tránh khỏi các hành vi lạm dụng ngay trong các gia đình dễ bị tổn thương, giúp cho bọn trẻ không trở thành những nạn nhân bất đắc dĩ.
Cô Rosie Pugh kết luận:
“Trước đây, tôi khá là ngạc nhiên về thái độ rụt rè của một số bậc phụ huynh, song hiện nay họ đã khá cởi mở với các vấn đề trao đổi giới tính với con trẻ.
Quý vị chỉ cần trò chuyện với con cái một cách công khai, trung thực và tự tin. Chúng ta phải ngăn chặn nạn lạm dụng tình dục cho thế hệ tương lai”.