Vì nữ giới thuộc âm, sinh trưởng dựa theo số 7 (số thiếu dương) và nam giới sinh trưởng dựa theo số 8 (số thiếu âm) để tính. Cứ theo đó, lấy số 7, số 8, lần lượt nhân gấp đôi, gấp 3, gấp 4… lần sẽ thấy được nấc thang của từng thời gian hưng thịnh và suy giảm của các nội tiết tố sinh dục (hormon sinh dục) của từng giới.
Theo cách tính này, tuổi 14 (7 x 2) là thiên quý đến với người con gái, xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên trong đời, nhiều khi còn sớm hơn một chút. Trong khi nam giới phải đến tuổi 16 (8 x 2) thì thận khí mới vượng thịnh, thiên quý mới đến, mới bắt đầu vào cái tuổi dậy thì, đôi khi có thể sớm hơn một chút. Vì thế, người xưa có câu “nữ thập tam, nam thập lục” (nữ 13, nam 16). Các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm đến điều này trong việc giáo dục giới tính cho con em mình. Sau con số 2, đến các con số 3, số 4,… mà nhân lên với số 7, 8. Nữ giới vào tuổi 21 - 28, nam giới vào độ tuổi 24 - 32, gân xương bền chắc, thân thế khỏe mạnh, lượng hormon sinh dục đã chín muồi. Điều đó càng làm cho cuộc sống đôi lứa thêm gắn bó, hạnh phúc hơn. Từ con số 5, 6,… mà nhân với 7, 8 trở đi, nội tiết tố sinh dục ở mỗi giới đều có sự suy giảm, tóc bắt đầu rụng, da bắt đầu khô, nám...
Phép màu để giữ lửa tình yêu
Sự căng thẳng, vất vả trong cuộc sống thường nhật sẽ không đợi cho nam hay nữ phải chờ đến con số 5 hay 6 mới suy giảm hormon sinh dục mà chu trình đó có thể đến sớm hơn nhiều. Vì thế sự lạc quan, yêu đời vẫn là liều thuốc quý giá nhất để duy trì cuộc sống hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình. Ngoài ra, xung quanh ta có nhiều cây, con là những vị thuốc quý, giúp duy trì và làm mạnh mẽ thêm hormon sinh dục - nhựa sống của tình yêu cho cả hai giới. Sau đây xin giới thiệu một số vị thuốc điển hình:
Nhân sâm: là vị thuốc có tác dụng bền tinh, mạnh khí, ích trí, an thần, bổ khí huyết, tăng sức dẻo dai cho cả nam và nữ. Ngày dùng từ 4-10g nhân sâm thái lát mỏng hãm uống đun cách thủy, trấp lên mặt nồi cơm. Hoặc nhân sâm thái lát mỏng ngâm rượu (100g/lít rượu 35-400). Ngâm 3-4 tuần là có thể dùng được, mỗi lần uống 20 - 40ml trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Tắc kè: có thể nấu cháo hoặc ngâm rượu. Khi ngâm rượu, thường dùng 1 đôi. Chặt bỏ bàn chân và phần đầu từ mắt trở lên, ngâm rượu với tỷ lệ 100g/lít rượu (nếu tươi dùng rượu 700, khô dùng rượu 35 - 400). Để tăng tác dụng bổ dương của tắc kè, song song ngâm riêng một bình rượu gồm: ba kích, dâm dương hoắc, hà thủ ô đỏ (chế), mỗi vị 50g, trần bì 20g, trong 1 lít rượu 350. Có thể ngâm 2 - 3 lần, những lần sau thời gian và lượng rượu giảm một nửa. Gộp tất cả dịch của các lần ngâm lại (khoảng 2-3 lần) rồi pha. Tỷ lệ rượu tắc kè và rượu thuốc tốt nhất là 1:1. Cách sử dụng và liều lượng tương tự như rượu ba kích. Chị em không biết uống rượu có thể dùng bột tắc kè khô ngày 5- 9g, uống với nước hãm gừng tươi.
Hải mã cũng là vị thuốc có thể sử dụng để “giữ lửa” cho cả hai giới nam và nữ. Thường được dùng khô (một con đực, một con cái). Cách ngâm rượu tương tự như rượu tắc kè, cách dùng và liều dùng tương tự như rượu nhân sâm hay ba kích.
Lưu ý: Không nên lạm dụng các loại rượu bổ dương này để uống quá nhiều trong bữa ăn.
GS.TS. Phạm Xuân Sinh