Chồng nằm lên bụng, nữ học viên cao học sợ... có thai

Tiêu Tuấn |

(Soha.vn) - "Chồng chỉ nằm lên bụng mà lo có thai dù không cần quan hệ tình dục", đó là câu chuyện được chia sẻ bởi bác sĩ Nguyễn Ngọc Trâm.

Cùng với chuyện “Nữ sinh đại học Nông nghiệp sợ có thai vì… bạn trai sờ ngực”, câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Ngọc Trâm (bác sĩ chuyên khoa 1, khoa sản của Trung tâm Y tế 178 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội) cũng đặt ra nhiều lo ngại về sự thiếu hiểu biết của giới trẻ ngày nay liên quan tới sức khỏe sinh sản, giới tính.

Đó là trường hợp của một nữ học viên cao học ở Hà Nội đã 30 tuổi, tìm tới Trung tâm Y tế 178 Thái Hà với suy nghĩ ngây ngô: Khi chồng nằm trên bụng, tinh trùng vẫn vào được bên trong và người vợ có thai chứ không cần quan hệ tình dục! Chồng cô cũng ngoài 30 tuổi, và là người có học vấn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi không phản đối những suy nghĩ đó của người phụ nữ này nhưng dù sao trong lòng cũng thấy có chút gì đó rất hài hước vì lối suy nghĩ không theo một quy chuẩn nào. Cả hai vợ chồng đều là những người có học vị, có hiểu biết nhưng lại có suy nghĩ như thế”, bác sĩ Trâm chia sẻ.

Bác sĩ Trâm cho biết thêm: Ngày nay các kiến thức về tình dục được cập nhật rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng nhiều cô gái chưa xây dựng gia đình lại ngại đọc những bài viết liên quan tới kiến thức trong lĩnh vực này. Nhiều người rất kín đáo trong chuyện đó. Thậm chí họ nghĩ đó là chuyện rất bình thường nên mới sinh ra những suy nghĩ sai lệch như trường hợp của nữ học viên trên.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trâm bác sĩ chuyên khoa 1, khoa sản của Trung tâm Y tế 178 Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) tư vấn cho bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Trâm bác sĩ chuyên khoa 1, khoa sản của Trung tâm Y tế 178 Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) tư vấn cho bệnh nhân.

Có lẽ người ta e ngại trong vấn đề tìm hiểu. Để xảy ra những câu chuyện như thế là do sự hiểu biết của những người đi tư vấn còn hạn chế, trong khi những vấn đề y học đã được cập nhật trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng chứ không chỉ là thông tin bác sĩ cung cấp”, bác sĩ Trâm nhấn mạnh hơn.

Với trường hợp của nữ học viên cao học vừa kể trên, bác sĩ Trâm phải mở cho cô ấy xem những giải phẫu bình thường để cô ấy nhìn vào những cái gì thực tế hơn. Và điều quan trọng là cô ấy không còn ngại ngùng trong việc chia sẻ những câu chuyện thầm kín với các chuyên gia hoặc với những người thân thiết…

Trên thực tế, hiện nay kiến thức về sức khỏe sinh sản trong đại bộ phận giới trẻ còn đang rất thiếu. Nhưng trong trường học lại cũng đang thiếu những chương trình, những tiết học liên quan tới vấn đề này để giúp học sinh có cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về giới tính. Đôi khi, có người truyền tải được những kiến thức về giới tính tới cho giới trẻ thì lại bị nói là “vẽ đường cho hươu chạy”. Vì thế, thiếu hụt kiến thức về giới tính, tình dục, sinh sản là điều tất yếu xảy ra”, bác sĩ Trâm nói.

Bạn đọc có thể gửi thư, câu hỏi về tòa soạn theo email: [email protected]. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ những rắc rối thầm kín!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại