Bỗng dưng "túi bi" trĩu nặng đau đớn

Minh An |

(Soha.vn) - Đau “túi bi” là báo hiệu nguy hiểm, có thể gây hại tới khả năng “giương nòng” cũng như chất lượng “đạn” của anh em.

Em năm nay 18 tuổi, khỏe mạnh, cao lớn. Em cũng hay chơi bóng đá, bóng chuyền. Một tuần trước, bỗng dưng em lại cảm thấy nằng nặng, đau tức ở túi “bi”. Một bên bìu còn hơi sưng đỏ. Em cứ nghĩ do chơi đá bóng, bị bóng đập phải nên đau.

Em dùng đá lạnh để chườm, sau đó, theo lời mách của bạn mua thuốc kháng sinh về uống để chống viêm. Nhưng hai ngày nay càng đau. Vậy em bị làm sao? Em rất xấu hổ, không dám cho bố mẹ biết vì có thể họ sẽ cho rằng em “bây bạ” quá đà.

Hùng Cường (Hà Nội)

 

Bác sĩ nam khoa cho biết, hiện tượng đau “túi bi’ có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên vì lý do gì đều nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ mất cả “cụm” nếu không được khám và chữa trị kịp thời.

Đau “túi bi” có thể do bị xoắn tinh hoàn, thừng tinh bị xoắn lại, không thể dẫn máu đi nuôi “bi”, do đó, “bi” sẽ bị thiếu máu, dẫn đến hoại tử, đến mức phải cắt bỏ. Các dấu hiệu viêm tinh hoàn có thể đau một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, hơi sưng đỏ, đau khi có va chạm, “túi da” bị chai, mất phản xạ. Đôi khi người bệnh còn bị buồn nôn hoặc nôn. Nếu đi khám sớm, bác sĩ chỉ cần tháo “xoắn” để máu lưu thông bình thường, các chức năng lại hoạt động “ngón chớn”.

Đau “túi bi” cũng có thể do nguyên nhân viêm tinh hoàn. Đối với những trường hợp viêm cấp tính thì dễ nhận biết với những triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, các “viên bi” cứng và đau, vùng “tiệm cận” xung uanh cũng bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí mào tinh to, đi tiểu ra máu.

Tuy nhiên, viêm tinh hoàn mãn tính lại rất khó nhận biết với các cơn đau vu vơ, tinh hoàn sưng dần lên, thậm chí nhiều bệnh nhân 1-2 năm mới có biểu hiện rõ rệt. Viêm “bi” cũng làm suy giảm chức năng “giương nòng, xả đạn” của anh em, vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, viêm tinh hoàn còn là khởi đầu của nhiều bệnh viêm nhiễm khác ở khu vực lân cận như viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, tiết niệu, ung thư tinh toàn...

Các nguyên nhân bệnh lý khác cũng đều phải được khám mới có thể chẩn đoán rõ. Cho dù “túi bi” nhỏ nhưng lại chứa đựng cả tương lai rất to lớn của em. Do đó, khi túi bi đã bị đau 1 tuần, sưng đỏ thì em cần nhanh nhanh chóng chóng đi bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh. Đây là bệnh lý nên em không cần xấu hổ, nên báo cho bố mẹ để họ cùng em đi khám, chăm lo cho “tương lai con em chúng ta”.

Chị Minh An

Bạn đọc có thể gửi thư, câu hỏi về tòa soạn theo email: [email protected]. Chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn tháo gỡ những rắc rối thầm kín!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại