4 bệnh ung thư chị em cần hết sức chú ý

Dưới đây là 4 bệnh ung thư chị em cần hết sức chú ý và đi kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Theo Giáo sư Jeff Sisler tại Đại học Manitoba: “Tầm soát ung thư cần thiết cho bất kỳ ai, kể cả những người khỏe mạnh và không có dấu hiệu bị bệnh”. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc tầm soát ung thư cần thiết cho cả những người khỏe mạnh, chứ không phải cho những người đã nổi hạch hay ho ra máu, bởi theo ông “đó đã là dấu hiệu chung của người bị bệnh, không cần phải kiểm tra nữa.”

Dưới đây là 4 bệnh ung thư chị em cần hết sức chú ý và đi kiểm tra thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

1. Ung thư vú

Theo Giáo sư Sisler, phụ nữ nên thực hiện tầm soát ung thư vú từ độ tuổi 50 và nên tiếp tục thực hiện 2 năm một lần. Tuy nhiên cũng có một số khuyến cáo cho rằng, bạn nên thực hiện việc tầm soát ung thư khi bạn bước vào độ tuổi 40.

Bạn có nên làm xét nghiệm kiểm tra? “Nhìn chung, với mọi loại ung thư, yếu tố nguy cơ lớn nhất là tuổi tác”, theo quan điểm của giáo sư Sisler, “yếu tố thứ hai là lịch sử gia đình. Bạn sẽ có nguy cơ mặc bệnh cao hơn nếu trong gia đình bạn có người đã bị ung thư”.  Vì vậy, nếu gia đình bạn đã có người bị ung thư vú, thì bạn nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư vú sớm hơn.

5 bệnh ung thư chị em cần hết sức chú ý 1
Bạn nên thực hiện việc tầm soát ung thư khi bạn bước vào độ tuổi 40. Ảnh minh họa

2. Ung thư ruột kết và ung thư trực tràng

Cũng như ung thư vú, các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư ruột kết và ung thư trực tràng là tuổi tác, lịch sử gia đình và béo phì. Vì vậy bạn nên làm tầm soát ung thư ruột kết và ung thư trực tràng khi bạn 50 tuổi và nên tiếp thực hiện hai năm một lần cho đến khi bạn 70 tuổi.

Nhưng hãy nhớ rằng, nếu gia đình bạn đã có người bị hai loại ung thư này, thì bạn nên thực nghiệm xét nghiệm sàng lọc sớm hơn vì như vậy có nghĩa là bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người không có tiền sử bệnh trong gia đình.

3. Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ 10 đối với mọi phụ nữ và là ung thư phổ biến thứ 3 đối với phụ nữ từ 29- 40 tuổi. Ung thư cổ tử cung có thể dễ dàng được phát hiện qua việc xét nghiệm sàng lọc tế bào cổ tử cung (pap smear) thường xuyên.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung nên thực hiện sớm hơn so với các loại ung thư khác. Bạn  nên bắt đầu thực hiện việc sàng lọc này từ 2-3 năm sau khi quan hệ tình dục lần đầu tiên và nên thực hiện hai năm một lần cho đến khi bạn 70 tuổi.

5 bệnh ung thư chị em cần hết sức chú ý 2
Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến thứ 10 đối với phụ nữ. Ảnh minh họa

4. Ung thư phổi

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chính để phát hiện ung thư phổi . Nhưng đến nay, do chi phí và có một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nên phương pháp này đã bị cấm.

Theo Giáo sư Sisler, hiện chưa có phương pháp tầm soát nào đối với ung thư phổi, ngay cả đối với những người nghiện thuốc lá. Vì vậy, biện pháp tốt nhất để phòng ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

Nếu bạn thấy có đồng thời có các dấu hiệu như ho, ho ra máu, viêm phế quản, viêm phổi tái diễn nhiều lần, khó thở, đau ngực, khàn giọng, khó nuốt... thì bạn nên đi khám ngay vì đó hoàn toàn có thể là những triệu chứng bất thường ở phổi, nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại