Triệu phú tự thân Steve Siebold là một chuyên gia tài chính, từng tư vấn cho nhiều công ty lớn như Johnson & Johnson, GlaxoSmithKline, TransAmerica… đồng thời là một cây bút nổi tiếng nổi tiếng. Ông đã phỏng vấn hơn 1.200 triệu phú và tỷ phú trong 30 năm qua và cho ra đời cuốn sách Secrets Self-Made Millionaires Teach Their Kids - Những bí quyết dạy con của các triệu phú tự thân, đúc kết ra những bài học mà các triệu phú và tỷ phú tự thân dạy lại cho con cái của họ.
Theo triệu phú này, những người giàu sẽ dạy con những điều sau để giúp trẻ lớn lên thành công vượt bậc:
1. Muốn giàu phải có sự lao động, hy sinh và đánh đổi, thành công không phải là thứ miễn phí
Người giàu luôn nói với con họ rằng giàu có và thành công luôn phải đánh đổi chứ không phải tự nhiên mà có: "Để có được tự do tài chính là cuộc chiến lâu dài của cuộc đời. Con sẽ phải sẵn sàng hy sinh thời gian, giấc ngủ và sự nhàn rỗi của bản thân để tạo nên những điều tuyệt vời. Trong khi bạn bè đang vui đùa thì con làm việc."
Ảnh: Internet
Theo đó, cách sử dụng thời gian của người giàu khác với những người khác. Họ dạy con cái rằng: "Nếu dành thời gian để vui chơi thì con sẽ phải vật lộn về tài chính cả đời. Tập trung hoàn toàn vào tiền có thể khiến con phải làm bất cứ điều gì để có được nó. Thay vào đó, hãy kết hợp khả năng và sở thích của mình với một vấn đề mà mọi người sẽ trả tiền cho con để giải quyết và làm việc cho đến khi thành công. Công thức này vừa mang lại cho con sự thỏa mãn khi làm công việc mình yêu thích vừa giúp thu lợi từ việc giải quyết các vấn đề của người khác."
Họ cũng luôn nhắc nhở con họ rằng tiền chảy ra từ các ý tưởng và cách giải quyết vấn đề và khuyến khích con trẻ tìm ra giải pháp cho những rắc rối đang gặp phải để rèn luyện khả năng tư duy và cách ứng phó với những tình huống bất ngờ: "Nếu con giàu có, hãy giải quyết vấn đề. Nếu con muốn thật sự giàu có, hãy giải quyết những vấn đề lớn hơn."
2. Tiếp xúc với những người thành công để thành công
Ảnh: Internet
Các bậc phụ huynh giàu có hiểu rằng, bạn bè xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời mỗi người, vì vậy họ luôn khuyên con mình: "Con cần những người bạn giàu có. Tiếp xúc với những người thành công sẽ giúp con mở mang tri thức và kể suy nghĩ của mình."
Theo cách đó, con trẻ được "đọc sách của họ, tham dự các sự kiện của họ, quyên góp cho tổ chức từ thiện của họ"… và mở rộng được vòng kết nối của bản thân, giúp xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Điều này chắc chắn sẽ giúp ích ít nhiều cho tương lai của con.
3. Tiền bạc giải quyết hầu hết các vấn đề còn vấn đề chính là cơ hội tạo ra tiền bạc
Người giàu không ngại thừa nhận với con cái rằng tiền có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Họ dạy con mình rằng: "Giàu có sẽ không khiến con hạnh phúc, nhưng nó sẽ giải quyết được 90% vấn đề của con. Nếu con gặp một vấn đề mà con có thể làm cho nó biến mất bằng cách viết kiểm điểm thì đó không phải là vấn đề. Hãy kiếm tiền để giải quyết các vấn đề, như vậy, con sẽ đủ giàu để giải quyết vấn đề các vấn đề của chính mình."
Tuy nhiên, không vì vậy mà người giàu xem nhẹ những vấn đề trong cuộc sống. Trên thực tế, họ nhìn đâu cũng thấy tiền ngay cả trong những rắc rối hay vấn đề phức tạp. Bởi họ nhận thấy rằng: "Nếu kiếm tiền dựa trên việc giải quyết các vấn đề và trong cuộc sống này thì khả năng kiếm tiền cũng là vô hạn. Hãy loại bỏ những suy nghĩ cho rằng tiền là một nguồn tài nguyên khan hiếm. Điều đó không đúng. Điều khan hiếm chính là những người có các giải pháp".
4. Chi tiêu thông minh và phải biết đầu tư
Hầu hết mọi người đều cho rằng người giàu thông minh hơn những người khác, nhưng đó là một sai lầm. Sự thật là, "hầu hết họ không quá thông minh hơn những người đang vật lộn kiếm sống." Người giàu nói với con mình rằng: "Con không cần phải là một thiên tài mới có thể trở nên giàu có, hãy tập trung vào việc kiếm tiền và tích lũy tài sản."
Ảnh: Internet
Bất kể tiền lương nhiều đến đâu, họ cũng nhắc nhở con cái sẽ không thể giàu nếu không biết cách giữ lại những gì mình kiếm được: "Chi tiêu quá mức có thể hủy hoại con, thậm chí ngay cả khi con có hàng triệu USD trong tài khoản của mình." Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ không cho phép con cái tiêu tiền, điều mà họ muốn những đứa trẻ ghi nhớ chính là "không vung tay quá trán nếu không muốn rơi vào cảnh trắng tay."
Muốn trở nên giàu có, người giàu cho rằng chi tiêu thông minh thôi là chưa đủ: "Người giàu là nhà đầu tư chứ không phải người tiêu tiền. Họ đầu tư tiền của họ ngày hôm nay, vì vậy họ sẽ có nhiều hơn vào ngày mai." Để trở thành một nhà đầu tư thành công, họ mong con mình hãy kiên định với những gì chúng biết hoặc những gì chúng quan tâm: "Nếu con thích chơi guitar, con có thể nghiên cứu thị trường guitar cổ điển. Nếu con là một thích bóng chày, hãy xem xét đầu tư vào những thẻ bóng chày hiếm. Nếu con thích cổ phiếu, hãy nghiên cứu thị trường chứng khoán".
5. Luôn khát khao giàu có và nghĩ rằng mình xứng đáng với điều đó
Siebold cho biết hầu hết những người mà anh đã phỏng vấn trong hơn 30 năm qua đều nói với anh rằng họ mong muốn trở nên giàu có và đó cũng là điều mà họ khuyến khích thế hệ sau làm điều tương tự: "Hãy đặt kỳ vọng về sự giàu có ở độ tuổi 20 hoặc 30… Chuyện đó sẽ không thể xảy ra sau một đêm nhưng cũng không mất cả cuộc đời. Nhưng sự kỳ vọng của con sẽ đẩy nhanh quá trình và giúp con đi đúng hướng." Hãy đặt kỳ vọng cho bản thân cao một chút, đừng sợ hãi thất bại.
Ảnh: Internet
Không chỉ khao khát sự giàu có, những người có thu nhập hàng đầu luôn tự nhủ rằng họ xứng đáng có được sự giàu có. Chính niềm tin là động lực lớn giúp con trẻ chinh phục mục tiêu.
6. Sự giàu có tạo ra tự do
Giàu có sẽ không làm bạn hạnh phúc, nhưng giàu có mang lại sự tự do: "Khi con giàu, con có thể sống ở bất cứ, làm bất cứ điều gì và sống theo cách con mong muốn. Sự giàu có cho con sức mạnh để tạo ra các quy tắc của riêng cho mình, miễn là chúng không phạm pháp hay làm tổn thương bất kỳ ai. Nó có thể không khiến con hạnh phúc hơn chút nào nhưng chắc chắn sẽ mang lại cho con sự tự do mà con đáng có ".
Người giàu mong con mình hiểu rằng tiền bạc là công cụ giúp hiện thực hóa những điều con trẻ mong muốn. Từ đó giúp con có góc nhìn đúng đắn về giá trị vật chất và độc lập về tài chính.