Giới khoa học thế giới "điên đầu" giải mã khối đá nặng trăm tấn bên dưới sa mạc Ai Cập

Cẩm Mai |

Trong hệ thống đường hầm dưới sa mạc ở Ai Cập có chứa những khối đá granite vuông vức nặng hàng trăm tấn khiến các nhà khoa học thế giới "bối rối".

Kể từ khi chúng ta ham mê nghiên cứu nền văn minh và thành tựu của người Ai Cập cổ đại, chúng ta đã bị ngạc nhiên bởi những gì người cổ đại làm được cách đây hàng ngàn năm.

Có vô số những bằng chứng cho thấy người cổ đại cách đây hàng ngàn năm đã sở hữu trình độ kỹ thuật cao mà đến nay chúng ta vẫn hằng mơ ước.

Nhờ kỹ thuật cao mà người Ai Cập cổ đại có thể cắt gọt, vận chuyển, sắp xếp và đặt để những khối đá nặng hàng trăm tấn.

Giới khoa học thế giới điên đầu giải mã khối đá nặng trăm tấn bên dưới sa mạc Ai Cập - Ảnh 1.

Hộp đá chạm khắc trong đường hầm.

Các học giả nổi tiếng cho chúng ta thấy họ đã làm nên công trình to lớn chỉ bằng que gậy và đá. Tuy nhiên, địa danh Serapeum of Saqqara lại cho thấy một câu chuyện khác.

Kể từ khi được phát hiện ra vào năm 1850, địa danh Serapeum of Saqqara chứa đựng nhiều điều bí ẩn như đánh đố giới khoa học. Mê cung cổ đại rộng lớn này chứa đựng 25 hộp đá cự thạch nặng từ 70 đến 100 tấn.

Những hộp đá lớn này là bằng chứng về trình độ xây dựng và kiến thức hình học và toán học của thợ xây, cùng với kỹ thuật tạo hình, cắt gọt, vận chuyển và đặt để từng khối đá,

Một số người cho rằng mỗi chiếc hộp là một quan tài mai táng nhưng một số người khác thích nghiên cứu và khám phá như ông Brien Foerster lại cho rằng đây là nơi chôn cất những con bò đực.

Giới khoa học thế giới điên đầu giải mã khối đá nặng trăm tấn bên dưới sa mạc Ai Cập - Ảnh 2.

Khám phá bên trong đường hầm ở Ai Cập.

Nhưng có lẽ trong những hộp đá đó không có bò đực. Một số người hiếu kỳ đã dùng thuốc nổ để mở hộp đá thấy bên trong trống rỗng.

Các nhà nghiên cứu cũng không biết người cổ đại đã tạo tác những hộp đá này để làm gì và làm thế nào sắp xếp chúng cách đây hàng ngàn năm.

Hầu hết những hộp đá này đều bằng đá granite đỏ được khai khác từ mỏ đá cứng cách xa Saqqara 800km. Các hộp đá khác bằng vật liệu cứng hơn, như diorite, được khai thác cách xa Saqqara.

Chắc chắn bạn sẽ tự hỏi: Người cổ đại đã tạo hình, cắt gọt, vận chuyển và đặt để từng khối đá như thế nào cách đây hàng ngàn năm?

Giới khoa học thế giới điên đầu giải mã khối đá nặng trăm tấn bên dưới sa mạc Ai Cập - Ảnh 3.

Hộp đá trong mê cung đường hầm Serapeum of Saqqara.

Kỹ thuật của họ có phải xuất phát từ những hành tinh khác cổ đại? Có phải các nhà sử học đã bỏ sót mất một thời kỳ lịch sử nhân loại quan trọng, lúc các nền văn minh cổ đại sở hữu kỹ thuật tiên tiến, như ở Ai Cập?

Để tìm hiểu chúng ta phải nhìn lại thời kỳ Tiền Pharaoh Ai Cập. Pharaoh được biết đến trước tiên là Menes-Narmer đã cai trị Ai Cập trên những vua khác. Các pharaoh được coi như thần thánh, được tôn thờ đến ngày nay.

Thời kỳ Tiền Pharaoh - trước năm 3000 trước CN, khi bắt đầu xuất hiện Pharaoh đầu tiên vẫn ẩn giấu điều bí ẩn to lớn đối với hầu hết các học giả và những nhà nghiên cứu Ai Cập.

Ảnh/Nguồn: EWAO

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại