Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một dạng thiên hà cực kỳ hiếm gặp và chưa từng có trước đó, thiên hà này cách chúng ta 359 triệu năm ánh sáng.
Thiên hà kỳ dị hình vòng
Thiên hà hình vòng. Ảnh Internet.
Cấu trúc của thiên hà này vô cùng đặc biệt với cấu trúc tròn độc đáo, nó được đặt tên là PGC 1000714, là một ví dụ cho dạng ngân hà hình vòng.
Thiên hà hình vòng là dạng thiên hà dị thường có cấu trúc giống một vòng đai chứa các sao trẻ và môi trường khí xung quanh một lõi thiên hà già trần trụi.
Tuy nhiên, PGC 1000714 còn kỳ dị hơn thế, khi nghiên cứu kỹ cấu trúc, các nhà thiên văn nhận thấy ở trung tâm lõi thiên hà không chỉ có một là có tới 2 nhân!
Chính điều này khiến các nhà khoa học cảm thấy bối rối vì đây là lần đầu tiên họ quan sát được hiện tượng kỳ lạ như vậy.
Thông thường các thiên hà sẽ có các dạng phổ biến như thiên hà xoắn ốc (như Dải Ngân Hà mà chúng ta đáng sống) hay thiên hà ellip.
Bên cạnh đó là các dạng thiên hà dị thường như thiên hà hình vòng đã đề cập ở trên hay thiên hà hay thiên hà hình hạt đậu, thiên hà lùn...
Sở dĩ chúng có hình dạng kỳ lạ như vậy là do tương tác thủy triều với những thiên hà khác làm méo mó hình dạng.
Xác suất tìm thấy dạng thiên hà Hoag chỉ 0,1 %
Thiên hà dạng Hoag. Ảnh Internet.
Trường hợp nổi tiếng nhất về thiên hà hình vòng là "Vật thể Hoag" (Hoag's Object) do nhà thiên văn Arthur thieenphats hiện ra năm 1950.
Ông nhận thấy sự bất thường khi bên ngoài thiên hà là những ngôi sao trẻ có ánh sáng mạnh mẽ. Ngược lại bên trong là các ngôi sao già, ánh sáng mờ nhạt hơn rất nhiều.
Nhà vật lý học thiên thể Patrick Treuthardt tới từ Bảo tàng Bắc Carolina (North Carolina Museum) của Natural Sciences cho biết: "Phát hiện này giống như việc phát hiện một con báo trắng hay bất cứ sinh vật hiếm có nào vậy".
Các dạng thiên hà giống với Hoag rất hiếm gặp, hơn nữa thiên hà PGC 1000714 còn hiếm có hơn khi có tới 2 lõi (nhân) chứ không phải một như bình thường.
Xem video:
Treuthardt và nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính thiên văn lớn ở Đài quan sát Las Campanas (Chile) để nghiên cứu sâu hơn PGC 1000714.
Kết quả cho thấy lớp vành đai các sao trẻ bên ngoài có tuổi thọ chỉ mới 0,13 tỉ năm trong khi lớp nhân bên trong "già" hơn rất nhiều (xấp xỉ 5,5 tỉ năm tuổi).
Treuthardt cũng cho biết trạng thái hiếm gặp như dạng thiên hà Hoag chỉ khoảng 0,1 % và do đó việc phát hiện ra thiên hà này là một điều cực kỳ may mắn.
Thành viên của nhóm nghiên cứu, Burcin Mutlu-Pakdil tới từ Đại học Minnesota Duluth (Mỹ) cho biết thêm, độ sáng khác biệt giữa bên trong và bên ngoài cho thấy thiên hà đã từng trải qua 2 thời kỳ định hình khác nhau.
Phát hiện được công bố trên Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.
Nguồn: Sciencealert