Nhận định về loài chim hải âu, các nhà khoa học cho biết, chúng là một trong những "du khách" nhạy bén nhất trong thế giới động vật. Chim hải âu có thể bay khoảng 804 km trong một ngày chỉ với một vài lần liệng đôi cánh dài.
Hải Âu là một trong những loài chim có khả năng bay "tuyệt đỉnh" nhất trên Trái Đất. Ảnh: Getty Images
Một con chim hải âu trưởng thành có chiều dài sải cánh tối đa khoảng 3,4 mét. Chúng được coi là một trong những loài chim có sải cánh dài nhất trên Trái Đất. Hải âu thường sử dụng đôi cánh dài của chúng để điều chỉnh hướng bay và "giao thoa" với các dòng tương phản của không khí khi bay.
Bí mật lộ diện
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ hải âu có thể bay quãng đường dài và tiêu hao rất ít năng lượng là do chúng biết cách sử dụng kỹ thuật mang tên là "dynamic soaring". Theo đó, kỹ thuật này cho phép chim hải âu có thể khai thác được năng lượng gió và sử dụng khi tốc độ gió lớn hơn 30 km/h.
Hải âu biết cách sử dụng điêu luyện kỹ thuật bay tuyệt vời mang tên "Dynamic soaring". Ảnh: Shutterstock
Mới đây, các kỹ sư của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã ứng dụng bí mật bay tuyệt vời của loài chim hải âu để phát triển một mô hình động cơ bay có thể tối ưu hóa việc sử dụng và "thu hoạch" năng lượng gió nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu cho hay, mô hình mới này sẽ rất hữu ích cho việc hiểu hơn về kỹ thuật bay có thể thay đổi ra sao khi mà mô hình gió và khí hậu biến đổi.
Điều này giúp ích nhiều cho việc thiết kế các drone (máy bay không người lái) và máy bay chạy bằng gió có thể được sử dụng để thực hiện những hành trình dài, nhiệm vụ theo dõi ở các khu vực hẻo lánh trên thế giới.
Gabriel Bousquet, một sinh viên cao học thuộc Khoa Kỹ thuật cơ khí của MIT cho hay, nghiên cứu này có thể là một bước tiến quan trong cho việc viết các thuật toán cho robot để có thể sử dụng năng lượng gió.
Ứng dụng kỹ thuật bay của chim hải âu có thể tạo nên bước đột phá trong việc phát triển những chiếc drone có khả năng bay ấn tượng trong thời gian tới. Ảnh: Dailymail
Nghiên cứu này có cảm hứng được lấy từ cuộc thi về kỹ thuật "dynamic soaring" giữa các đối thủ điều khiển máy bay trên đỉnh núi.
Michael Triantafyllou, giáo sư về kỹ thuật cơ khí và địa dương tại MIT, đồng thời là một trong những tác giả của nghiên cứu này cho biết:
"Những chiếc mày bay không người lái có thể bay 804 km/h chỉ trong một lần bay, mà không hề cần tới bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Điều này có vẻ kỳ lạ và khiến nhiều người thắc mắc là làm thế nào để có thể tiếp tục bơm năng lượng từ những thứ tưởng chừng như không có gì".
Xem video về kỹ thuật "dynamic soaring" của chim hải âu:
Bí ẩn kỹ thuật "dynamic soaring" của chim hải âu. Nguồn: Spectrum
Theo đó, những chiếc drone này có khả năng tăng cường năng lượng nhờ những luồng gió khác nhau. Kỹ thuật này cho phép drone di chuyển và điều chỉnh hướng bay theo những khu vực có gió lớn và duy trì khả năng bay trong một quãng đường dài.
Ứng dụng kỹ thuật bay của chim hải âu vào những chiếc drone hứa hẹn sẽ mang lại bước tiến công nghệ đột phá và tiết kiệm năng lượng.
Nghiên cứu đột phá này được công bố trên tạp chí Interface.
Nguồn: Dailymail, Phys.org