Giới khảo cổ "ngã ngửa" vì lối sống xa hoa của mỹ nữ nhà Đường

S.S |

Nếu bạn vẫn chưa tin rằng phụ nữ thời nhà Đường tiêu dùng xa hoa bậc nhất trong lịch sử trung quốc cổ đại, vậy thì chiếc mũ của công chúa nhà Đường dưới đây sẽ là minh chứng đắt giá nhất cho phát ngôn này.

Vào tháng 11 năm 2001, trong quá trình xây dựng cơ sở mới của Đại học Công nghệ Tây An, ngôi mộ của công chúa Lý Thùy (Li Qi) – hậu duệ đời thứ 5 của hoàng đế nhà Đường Lý Uyên đã được phát hiện. Đây được coi là lăng mộ có giá trị lịch sử bậc nhất tại Trung Quốc.

Trong quá trình khai quật lăng mộ , chiếc mũ đội đầu của vị công chúa chết trẻ này (mất năm 25 tuổi) được coi là một cổ vật vô giá, đem lại một cái nhìn toàn diện về cuộc sống xa hoa của phụ nữ nhà Đường.

Giới khảo cổ ngã ngửa vì lối sống xa hoa của mỹ nữ nhà Đường - Ảnh 1.

Chiếc mũ đội đầu của vị công chúa chết trẻ này (mất năm 25 tuổi) được coi là một cổ vật vô giá, đem lại một cái nhìn toàn diện về cuộc sống xa hoa của phụ nữ nhà Đường.

Giới khảo cổ ngã ngửa vì lối sống xa hoa của mỹ nữ nhà Đường - Ảnh 2.

Được biết, khi ra khỏi lòng đất, chiếc mũ đã bị thời gian và không gian tàn phá nghiêm trọng. Các chuyên gia khảo cổ đã phải mất ba năm để phục hồi lại hình ảnh 3D lẫn hiện thực của chiếc vương miện quý giá này.

Giới khảo cổ ngã ngửa vì lối sống xa hoa của mỹ nữ nhà Đường - Ảnh 3.

Mặc dù hiệu quả trùng tu chưa đạt yêu cầu nhưng chiếc mũ cũng đã có thể cho chúng ta một cái nhìn về nghệ thuật trang phục cung đình thời Đường ở một mức độ nhất định. Chiếc mũ này nặng khoảng 800 gram và cao 42 cm. Chất liệu chính là vàng, bạc, đồng, sắt,… Các loại đá quý chủ yếu là mã não, ngọc trai, hổ phách, lam ngọc, lưu ly, vỏ ốc. Bề mặt của nhiều phần trên chiếc mũ được khảm bằng những hạt vàng có đường kính từ 1 mm đến 1,5 mm, chỉ có thể nhìn thấy những hạt vàng này dưới kính hiển vi. Đặc biệt thủ công tinh xảo, mang đậm phong cách phương Tây, tráng lệ. Các chuyên gia cho rằng, cấu trúc và hình dáng của chiếc mũ này mang đầy tính thẩm mỹ, vật liệu sử dụng phong phú và sự khéo léo phức tạp, thể hiện trình độ cao nhất của công nghệ chế tác sản phẩm thời trang thời bấy giờ.

Tại thời điểm khai quật, điều đáng mừng là ngôi mộ này hàng nghìn năm không bị mất trộm, còn nguyên vẹn và có rất nhiều hiện vật được khai quật phong phú, bao gồm đồ đồng, bạc, sơn mài, đồ sắt, ngà voi và đồ thủ công bằng các chất liệu khác.

Các chuyên gia cho rằng đồ trang trí trên chiếc mũ công chúa này đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu khi chúng được khai quật, đặc biệt những chỗ được làm bằng vật liệu kim loại như vàng, bạc, đồng, sắt và các vật liệu trang trí như ngọc lam, hồng ngọc, hổ phách, ngọc trai, mã não, vỏ sò, ngà voi và thủy tinh màu. Các thành phần của chiếc mũ bị đặt sai vị trí nghiêm trọng.

Các đồ trang trí trên chiếc mũ độc đáo này bao gồm một số lượng lớn các vật liệu siêu nhỏ khác nhau, trong đó viên ngọc trai nhỏ nhất chỉ có đường kính khoảng 2mm. Lúc đó, các nhà khảo cổ đều nhận định rằng việc di dời chiếc mũ ra khỏi mộ sẽ gây khó khan lớn cho việc phục hồi hình dạng chiếc mũ . Bởi vậy sau đó họ đã lựa chọn phương pháp lấy ra bằng cách chiết túi thạch cao.

Được biết, các công đoạn bảo vệ và làm sạch chiếc mũ đều được thực hiện dưới kính hiển vi trong phòng thí nghiệm. Trước khi mở túi thạch cao, các chuyên gia đầu tiên sử dụng phương pháp quét tia X quang để kiểm tra, đồng thời đưa ra phương án bảo vệ và sửa chữa dựa trên phim tia X. Sau khi đã xác định được phương án, họ đã mở túi thạch cao và lấy ra các bộ phận nhỏ dưới kính hiển vi, làm sạch, chụp ảnh và dựng mô hình 3D. Những phần trang trí mỏng manh đều được gia cố lại. Ít nhất có tới 370 miếng trang trí nhỏ đã được lấy ra khỏi chiếc mũ đội đầu bằng vàng này. Các chuyên gia cũng phải dựa vào rất nhiều tư liệu lịch sử về cuộc sống của phụ nữ thời Đường để phục dựng lại chiếc mũ xa hoa này. Họ mất khoảng 3 năm để hoàn thiện công việc và khiến khán giả thật sự sốc khi biết rằng phụ nữ nhà Đường lại có cuộc sống vương giả tới vậy.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại