1. Túi xách
Thực tế đã chứng minh, túi xách của chị em phụ nữ thực chất là ổ vi khuẩn khổng lồ bởi vật dụng này thường xuyên đi chị em mang theo bên mình và được đặt lên nhiều bề mặt khác nhau nên dễ dàng bị dính các loại bụi bẩn cùng vi khuẩn.
Hơn nữa, mặt trong của túi lại bị "nhiễm bẩn" từ những vẫn dụng hằng ngày như chìa khóa, điện thoại di động, ví, khăn tay... Bên cạnh đó, đồ ăn, sách báo cũng có khả năng lây lan vi khuẩn từ bên ngoài vào trong túi.
Chưa dừng lại ở đó, túi xách là vật dụng thường xuyên được thay đổi, nên ít ai nghĩ tới việc vệ sinh chúng một cách sạch sẽ. Vì thế, theo thời gian, những chiếc túi này sẽ trở thành "tụ điểm" vi khuẩn và bệnh tật khổng lồ.
Cách khắc phục: Tùy vào chất liệu của túi, chúng ta nên tiến hành giặt hoặc làm sạch túi mỗi tháng. Đặc biệt, bạn cần làm sạch cả phần bề mặt bên ngoài lẫn phần bên trong túi để đảm bảo vật dụng này được sạch sẽ toàn bộ.
Nếu là túi da, có thể dùng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch mặt ngoài, sau đó dùng dùng bàn chải đánh răng chà sạch, dùng vải sạch nhúng nước tẩy rửa và lau phần bên trong túi. Nếu là túi vải, bạn có thể lộn trái rồi trực tiếp bỏ vào máy giặt.
Do được "trưng dụng" ở quá nhiều nơi và dùng cho nhiều mục đích, những chiếc túi xách vô tình trở thành ổ dịch bệnh kề cận ngay bên cạnh chị em phụ nữ. (Ảnh minh họa).
2. Đồ trang điểm
Bông phấn và cọ trang điểm là một trong những vật dụng được sử dụng hằng ngày nhưng lại ít được tẩy rửa nhất của chị em phụ nữ.
Thông thường, mỗi hộp phấn đều có thiết kế bông phấn riêng đi kèm. Bởi vậy nhiều chị em thường sử dụng tấm bông này cho tới khi hết phấn mà không làm sạch. Tương tự như bông phấn, cọ trang điểm là dụng cụ hằng ngày và ít khi tẩy rửa.
Đặc biệt, nếu sử dụng những món đồ trang điểm này da mặt và tay không được sạch sẽ thì chẳng khác nào chúng ta đang "bôi" vi khuẩn lên mặt của mình.
Cách khắc phục: Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ trang điểm, thanh lý những món đồ dùng đã hết hạn.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trang điểm và tuân thủ các quy tắc làm sạch trước khi make up, phái đẹp sẽ gián tiếp tạo điều kiện cho mầm bệnh bám lên da mặt của mình. (Ảnh minh họa).
3. Điện thoại
Không chỉ riêng đối với phụ nữ, điện thoại là một sản phẩm hiện đại phổ biến với hầu hết mọi người.
Trong thời đại ngày nay, điện thoại được sử dụng gần như mọi nơi, mọi lúc, trong mọi thời điểm. Nhưng cũng chính bởi sự đa năng và thông dụng này, điện thoại dễ dàng thu hút đủ loại vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, nhiều người thường chỉ sử dụng tay, hoặc khăn, áo để lau qua mà không hay biết rằng những động tác làm sạch qua loa này hoàn toàn vô dụng.
Cách khắc phục: Làm sạch điện thoại hằng tuần. Dùng khăn giấy, vải sạch nhúng ít cồn và cọ sạch. Tốt nhất nên dùng cồn dưới 75%. Tuyệt đối không dùng cồn để lau màn hình điện thoại.
Thói quen cầm điện thoại mọi lúc mọi nơi đã biến thiết bị này thành kênh trung gian truyền bệnh vào cơ thể. (Ảnh minh họa).
4. Băng vệ sinh
Nếu được "trưng dụng" trong thời gian quá lâu, băng vệ sinh và các dụng cụ lót vùng kín hằng ngày sẽ trở thành nguyên nhân trực tiếp gây ra những căn bệnh phụ khoa ở phụ nữ.
Theo kiến nghị của các chuyên gia y tế, chị em nên thay băng vệ sinh từ 2 – 4 tiếng một lần. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế cất băng vệ sinh ở những nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là nhà tắm để tránh tình trạng ẩm mốc.
Cần lưu ý rằng khi đã bóc băng vệ sinh ra khỏi vỏ, các chị em nên sử dụng ngay để tránh nguy cơ xâm nhập từ các yếu tố gây bệnh bên ngoài.
Bảo quản đúng cách và thay thế đúng lúc là nguyên tắc cần nhớ để những đồ vật này không trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh phụ khoa. (Ảnh minh họa).
Cách khắc phục: Mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt, các chị em nên hẹn giờ để nhắc nhở bản thân thay băng đúng lúc và chú ý rửa tay sạch trước khi thay băng.
*Theo Health Sina