Giáo sư Thayer: Hải quân Việt Nam đã có đột phá lớn với tàu ngầm Kilo-636

Bình Nguyên (lược trích) |

Carl Thayer, Giáo sư danh dự - Học viện Quốc phòng Australia cho biết, trong giai đoạn 2012-2016, Việt Nam đã mua nhiều vũ khí hiện đại, nổi bật nhất là các tàu ngầm Kilo-636.

Trong bài viết mang tựa đề "Force Modernization: Vietnam" (tạm dịch: Hiện đại hóa quân đội: Việt Nam), Giáo sư Carlyle Thayer đã bình luận về quá trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam trong những năm qua.

Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam mua sắm vũ khí dựa trên nhu cầu hiện đại hóa quân đội phù hợp với điều kiện kinh tế mà trọng tâm là tăng cường tiềm lực quốc phòng để bảo vệ Tổ quốc trước những mối đe dọa hiện tại và tương lai.

Đồng thời, thông qua việc mua sắm vũ khí, hợp tác khoa học kỹ thuật-quân sự Việt Nam hướng tới mục tiêu tiếp thu công nghệ mới và nâng cấp các vũ khí hiện đang trở nên lạc hậu.

Quá trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam chia ra làm 2 mảng lớn. Thứ nhất là nâng cấp, hiện đại hóa các vũ khí hiện có trong trang bị bằng các công nghệ mới. Thứ hai là mua sắm các vũ khí và trang bị hiện đại hơn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Cụ thể:

Hiện đại hóa Hải quân

Việt Nam bắt đầu giai đoạn 1 của chiến lược hiện đại hóa hải quân từ giữa tới cuối những năm 1990 khi tiến hành nâng cấp các vũ khí trang bị đã có và nhập khẩu một số vũ khí mới hơn.

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã ký một số hợp đồng mua sắm vũ khí lớn với Nga và Nga là đối tác lớn nhất cung cấp các sản phẩm quốc phòng cho Việt Nam.

Trong khoảng từ năm 1996 tới năm 1999, Hải quân Việt Nam đã tiếp nhận 4 tàu tên lửa tấn công nhanh Tarantul. Mỗi tàu được trang bị 2 bệ phóng tên lửa diệt hạm kèm theo tên lửa phòng không vác vai và hệ thống pháo phòng thủ tầm gần (CIWS).

Vào năm 1998, Việt nam và Nga đã ký một thỏa thuận khung về việc mua bán vũ khí và các dịch vụ hỗ trợ.

Giáo sư Thayer: Hải quân Việt Nam đã có đột phá lớn với tàu ngầm Kilo-636 - Ảnh 1.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard, tàu ngầm Kilo-636 và các tàu chiến Hải quân Việt Nam duyệt binh trên biển. Ảnh: QĐND.

Việt Nam cũng chuyển hướng sang đàm phán với Ukraine, Belarus, Ấn Độ và một số quốc gia khác để hiện đại hóa hải quân. 

Động thái này đánh dấu bước đi đầu tiên trên chiến lược dài hạn là xây dựng khả năng tác chiến dưới mặt nước bằng hạm đội tàu ngầm.

Một trong những điểm đột phá về quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nga đã diễn ra trong tháng 2 và tháng 3 năm 2001 khi 2 nước nhất trí nâng quan hệ song phương lên thành đối tác chiens lược nhân chuyến thăm của Tổng thống Nga Putin tới Việt Nam.

Theo đó, Hà Nội và Moscow nhất trí "tăng cường hợp tác quốc phòng trong việc cung cấp vũ khí đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam". Trong năm tiếp theo, Việt Nam đặt mua 2 tàu pháo tuần tra Svetlyak được trang bị hệ thống phòng thủ cực gần CIWS.

Theo các điều khoản trong Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng (DCA) ký tháng 3 năm 200, Ấn Độ nhất trí hỗ trợ Việt Nam trong việc sửa chữa và nâng cấp các tàu tên lửa tấn công nhanh Osa-II và tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya do Liên Xô sản xuất hiện có trong biên chế. Tháng 6/2005, Hải quân Ấn Độ đã tặng Việt Nam 150 tấn phụ tùng dự trữ cho các lớp tàu này.

Ba năm sau đó, Hải quân Ấn Độ lại tặng thêm 5.000 linh kiện dự trữ để giúp duy trì hoạt động của các tàu hộ vệ săn ngầm Petya.

Giáo sư Thayer: Hải quân Việt Nam đã có đột phá lớn với tàu ngầm Kilo-636 - Ảnh 2.

Tàu hộ vệ săn ngầm Petya số hiệu 17 của Hải quân Việt Nam. Ảnh: QĐND.

Vào năm 2015, Ấn Độ cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng trị giá 300 triệu USD để mua tàu chiến do các cơ sở chế tạo tàu hải quân của Ấn Độ đóng mới.

Một năm sau đó, Lực lượng Biên phòng Việt Nam và công ty Larson& Toubro Ltd (Ấn Độ) đã ký một hợp đồng đóng mới và chuyển giao 4 tàu tuần tra xa bờ trị giá 100 triệu USD theo khuôn khổ khoản tín dụng Ấn Độ cấp cho Việt Nam năm 2014. Tiếp đó, Ấn Độ cũng chào bán cho Việt Nam các loại ngư lôi hạng nặng.

Vào năm 2006, Việt Nam triển khai chương trình hiện đại hóa hải quân 10 năm bằng việc ký một số biên bản ghi nhớ và thỏa thuận hợp tác quốc phòng với nhiều quốc gia khác nhau.

Giai đoạn 2 của quá trinh hiện đại hóa Hải quân được chính thức triển khai vào năm 2006 khi Việt Nam đặt hàng từ Nga 2 chiếc tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard. Đây chính là 2 tàu chiến hiện đại thực sự đầu tiên của Việt Nam.

Trong thập kỷ tiếp theo, Việt Nam đặt mua một số tổ hợp tên lửa bờ hiện đại cũng như hiện đại hóa lĩnh vực đóng tàu quân sự, thành lập 2 lực lượng mới của Hải quân đó là không quân và tàu ngầm.

Một trong những nhiệm vụ của Hải quân Việt Nam là bảo vệ đường bờ biển. Cuối những năm 1980, các tổ hợp tên lửa bờ 4K44 Redut (NATO định danh Shaddock) và 4K51 Rubezh (Styx). Trong giai đoạn 2 của chiến lược hiện đại hóa hải quân, Việt Nam đã đặt mua 2 tổ hợp tên lửa bờ K-300P (Bation-P) được trang bị tên lửa diệt hạm Yakhont.

Các hệ thống này hiện đang phối hợp với các hệ thống tên lửa bờ huyền thoại có từ thời chiến tranh Lạnh bảo vệ đường bờ biển của Việt Nam.

Giáo sư Thayer: Hải quân Việt Nam đã có đột phá lớn với tàu ngầm Kilo-636 - Ảnh 3.

Từ phải qua trái: Tổ hợp pháo phản lực có điều khiển AccuLAR, EXTRA và K-300P (Bastion-P) của Hải quân Việt Nam. Ảnh: QĐND.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2014-2016, Việt Nam cũng tiếp nhận từ Israel các tổ hợp pháo phản lực có điều khiển EXTRA và AccuLAR kèm theo 100 đạn mỗi loại.

Trong khoảng từ năm 2008-2016, Việt Nam đặt mua 8 tàu tên lửa tấn công nhanh Tarantul-5 (lớp Molniya) trang bị tên lửa diệt hạm tiên tiến cùng tên lửa phòng không và hệ thống phỏng thủ cực gần CIWS. Hai tàu đầu tiên được đóng ở Nga, còn 6 tàu tiếp theo được đóng ở Việt Nam.

Trong giai đoạn từ 2011-2012, Việt Nam cũng tiếp nhận thêm 6 tàu tuần tra cao tốc Svetlyak và đưa vào biên chế 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard trang bị tên lửa diệt hạm Kh-35E. Tiếp đó, trong các năm 2016-2017, Hải quân Việt Nam nhận thêm 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard. Các tàu này được trang bị thêm hệ thống ngư lôi săn ngầm .

Trong năm 2013, Hải quân Việt Nam đặt mua 2 tàu hộ vệ tên lửa Sigma-9814 từ Tập đoàn Damen (Hà Lan) và đặt mua tên lửa để trang bị cho các tàu này từ Pháp, bao gồm 40 tên lửa phòng không Mica, 25 tên lửa diệt hạm MM-40-3 Exocet.

Ba săm sau đó, có thông tin cho rằng Việt Nam có thể sẽ đặt mua các tàu Sigma-10514 lớn và hiện đại hơn.

Giáo sư Thayer: Hải quân Việt Nam đã có đột phá lớn với tàu ngầm Kilo-636 - Ảnh 4.

Nhận định của Giáo sư Thayer về việc Hải quân Việt Nam mua sắm tàu ngầm Kilo-636.

Năm 2013, Việt Nam thành lập đơn vị Không quân hải quân đầu tiên - Lữ đoàn không quân 954 trang bị các trực thăng săn ngầm Ka-27/28. Những trực thăng này đã được đưa sang Ukraine để nâng cấp.

Việt Nam cũng đặt mua 3 máy bay vận tải DHC-6-400 Twin Otter từ Canada (2012-2013) và thêm 3 chiếc máy bay tuần thám biển DHC-6-400 Guardian vào năm 2014.

Không có bất cứ chương trình mua sắm vũ khí nào của Hải quân Việt Nam đáng chú ý hơn là hợp đồng mua 6 tàu tàu ngầm Kilo-636 nâng cấp trong giai đoạn 2013-2017.

Các kíp tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam đã được đào tạo ở Nga và Ấn Độ. Những tàu ngầm này được trang bị ngư lôi hạng nặng, tên lửa chống tàu và tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Sau các chương trình hiện đại hóa, tới năm 2016, hải quân Việt Nam đã có bước phát triển đột phá khi chuyển từ hạm đội nước nâu sang hình thành được hạm đội nước xanh để hoạt động trên Biển Đông.

(Còn tiếp)

Hình ảnh tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam nổi lên khỏi mặt biển

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại