Giáo sư Lý Mai Cẩn, chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý học tội phạm và Nuôi dạy trẻ từng nói trong một buổi hội thảo: Hầu hết các vấn đề mà trẻ em mắc phải đều do cha mẹ gây ra. Bởi vì mọi thói quen hành vi của trẻ đều có mối quan hệ nhất định với giáo dục gia đình!
Nói đến những đứa trẻ lớn lên thiếu lòng hiếu thảo, giáo sư Lý cho hay, điều này phần lớn là hệ quả của việc giáo dục con sai cách. Vị giáo sư nổi tiếng cho biết, nếu bị nuôi dạy bởi 4 kiểu người mẹ như này thì trẻ lớn lên khó mà hiếu thảo.
Giáo sư Lý Mai Cẩn.
1. Mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp
Nếu trí tuệ cảm xúc của người mẹ thấp rất có thể sẽ ảnh hưởng đến đứa trẻ. Bởi tình yêu thương của họ dành cho con chưa được thể hiện hết, dẫn đến có khoảng cách trong mối quan hệ giữa mẹ và con.
Đặc biệt là khi con mắc lỗi, những bà mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp luôn thích chỉ trích con trước mặt nhiều người. Thậm chí họ còn nói những lời khiến con tổn thương. Có thể mẹ cho rằng đó là cách dạy nghiêm khắc, khiến con biết sợ mà thay đổi. Nhưng thực chất nó lại mang đến hậu quả tích cực, làm tổn thương lòng tự trong của con. Về lâu dài tâm lý con bị ảnh hưởng, sống thu mình và xa lánh mẹ. Khi lớn lên, trẻ cũng không mặn mà sống chung với bố mẹ mà chỉ muốn ở một mình.
2. Mẹ ít chăm sóc con cái
Những đứa trẻ lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc đầy đủ của cha mẹ sẽ có tính cách vui vẻ, hoạt bát. Khi trưởng thành, cuộc sống của con cũng thuận lợi hơn. Ngược lại nếu người mẹ quá bận rộn với công việc mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc sẽ khiến con cảm giác cô đơn, thiếu tự tin, luôn thấy không có sự an toàn. Trong cuộc sống sau này, con thường ngại kết bạn, giao tiếp, bởi e ngại những trải nghiệm không mấy tích cực thời thơ ấu.
Giáo dục gia đình sai cách có thể khiến trẻ thiếu đi lòng hiếu thảo. (Ảnh minh họa)
3. Mẹ thiên vị con trai và con gái
Dù hiện giờ, chúng ta vẫn nói rằng con trai và con gái đều quý như nhau nhưng vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ giữ suy nghĩ phong kiến, cổ hủ, cho rằng con trai mới là nhất. Con trai về già sẽ nuôi mình, còn con gái lấy chồng rồi là "bát nước đổ đi".
Cũng vì vậy, có không ít bà mẹ tỏ ra thiên vị con trai hơn hẳn, khiến con gái phải chịu tủi thân, ấm ức. Với những bé gái sinh ra trong các gia đình có người mẹ như này, khi trưởng thành, có sự nghiệp riêng, con sẽ không mặn mà về nhà mà chỉ muốn sống riêng.
4. Mẹ có tính cách mạnh mẽ quá mức
Một người mẹ có tính cách mạnh mẽ quá mức có thể là nỗi bất hạnh với con trẻ. Bởi vì bất kể đứa trẻ muốn làm gì, muốn thi đại học nào, kết bạn với ai, hoặc chỉ đơn giản là muốn mặc bồ đồ gì đi chơi... thì mẹ cũng tìm cách can thiệp. Người mẹ mạnh mẽ quá mức dường như không chỉ muốn cố vấn mà muốn sắp đặt luôn cuộc sống cho con.
Đứa trẻ vì vậy mà bị trói buộc, không có khả năng độc lập, tự chủ. Mỗi khi trẻ muốn bày tỏ suy nghĩ của mình, mẹ đều quy trẻ vào tội ngang ngược, không nghe lời, bướng bỉnh, hay cãi. Về lâu dài, trẻ nảy sinh tâm lý bức bối, khảo khát tự do. Một khi có khả năng sống độc lập, trẻ sẽ cố gắng hết sức để thoát khỏi "gông cùm" của mẹ.
Thực tế có rất nhiều đứa trẻ từng bị kiểm soát quá mức, khi đến tuổi trưởng thành đã dứt khoát ra sống riêng, không chịu ở chung với cha mẹ và ít khi về nhà thăm nom. Bởi họ sợ, một khi ở gần người mẹ mạnh mẽ quá mức của mình thì sẽ bị kiểm soát một lần nữa.