Thay vào đó, ông nghĩ rằng dấu hiệu đó chính là...rác thải của người ngoài hành tinh. Vị giáo sư này đã xuất bản một cuốn sách vào ngày 26/1 năm ngoái, trong đó chỉ ra những căn cứ chứng minh một thiên thạch đáng sợ từng đi vào thái dương hệ vào năm 2017 thực ra là một mẩu công nghệ ngoài hành tinh.
Vật thể mà Giáo sư Loeb nhắc đến là vật thể liên hành tinh đầu tiên được biết đến xâm nhập thái dương hệ của chúng ta, và đã nó đến từ phía Vega. Vega là một ngôi sao cách Trái đất 25 năm ánh sáng.
Vật thể này đi vào mặt phẳng quỹ đạo của thái dương hệ vào ngày 6/9/2017. Đến ngày 9/9, vật thể được đặt tên là Oumuamua đã tiến rất gần đến mặt trời, và đến cuối tháng 9, nó đã vượt quá khoảng cách quỹ đạo của sao Kim.
Oumuamua bay qua Trái đất ở vận tốc khoảng 58.900 mph vào ngày 7/10 và nhanh chóng tiến về phía chòm sao Pegasus. Vật thể này dài gần 92 mét, có hình điếu xì gà. Người ta chú ý đến nó bởi đây là vật thể liên hành tinh đầu tiên từng được phát hiện trong thái dương hệ. Các nhà thiên văn học đã đi đến kết luận đó sau khi nghiên cứu quỹ đạo của nó. Họ phát hiện ra rằng nó không bị ảnh hưởng bởi trọng lực Mặt trời, cho thấy nó đang băng qua thái dương hệ của chúng ta.
Ban đầu, các nhà thiên văn học tin đây là một sao chổi đơn thuần, nhưng Giáo sư Loeb đưa ra giả thuyết rằng Oumuamua có thể là một công nghệ bị vứt bỏ bởi một nền văn minh ngoài hành tinh sau khi quan sát kỹ càng vật thể. Điểm đầu tiên ông chỉ ra là: Vật thể hình dáng điếu xì gà này có chiều dài gấp từ 5 đến 10 lần chiều ngang của nó, và các nhà khoa học chưa bao giờ thấy một thiên thể tự nhiên nào như vậy cả.
Ảnh dựng về thiên thạch Oumuamua
Nó còn sáng một cách bất thường, với độ phản xạ bề mặt gấp ít nhất 10 lần so với các thiên thạch đá hay sao chổi thông thường. Điều khiến Giáo sư Loeb tin Oumuamua là một công nghệ ngoài hành tinh bị vứt bỏ chính là cách nó di chuyển.
Ông cho biết nó bị đẩy ra quá xa khỏi Mặt trời. Thông thường, lực hút của Mặt trời sẽ đẩy tốc độ của một vật thể lên đáng kể khi nó đến gần, sau đó vật thể sẽ chậm lại đáng kể khi đã vượt qua Mặt trời và đi xa hơn nữa.
Tuy nhiên, Oumuamua lại tăng tốc bay xa khỏi Mặt trời với tốc độ nhẹ nhàng nhưng khá đáng kể khi so với số liệu thống kê của các vật thể khác.
Giáo sư Loeb tin rằng nó đã bị đẩy đi bởi một lực khác chứ không chỉ riêng trọng lực của Mặt trời. Ông và các đồng nghiệp đã đánh giá những số liệu liên quan hình dáng và kích cỡ của Oumuamua và kết luận rằng nó không phải có hình điếu xì gà, mà có thể là một chiếc đĩa độ dày chưa đến 1 milimet với nhiều phần hình cánh buồm.
Phải chăng nó là một cánh buồm mặt trời, giải thích cho khả năng tăng tốc khi đi xa khỏi mặt trời? Không phải mọi nhà khoa học đều đồng ý với giả thuyết này, và nhiều khả năng chúng ta sẽ không bao giờ biết được chính xác Oumuamua là gì!
Tham khảo: Slashgear